Articles

Những bệnh thường gặp ở xe máy và cách khắc phục

by Điện máy Yên Phát Phân phối điện máy công nghiệp

Hiện nay, xe máy là phương tiện giao thông được sử dụng chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, xe sau một thời gian dài sử dụng mà không được bảo dưỡng tốt sẽ phát sinh ra một số hỏng hóc không đáng có như: xe bị mất lửa, chết máy, hoặc xe bị đảo... Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những bệnh thường gặp ở xe máy và cách khắc phục để giúp cho xe có quá trình vận hành ổn định hơn chỉ với một vài thao tác đơn giản.


Những bệnh thường gặp ở xe máy và cách khắc phục


Các bệnh thường gặp khi vận hành xe và cách khắc phục


Xe máy còn số nhưng không lùi lại phía sau được

Trong trường hợp xe còn số mà không lùi lại phía sau có thể là do người dùng đã chạm phải cần khởi động của xe. Lúc này, bánh răng khởi động của cần khởi động sẽ di chuyển vào trong hộp số để có thể truyền động, nhưng động cơ đang hoạt động nên sẽ gây ra tình trạng kẹt ở vị trí này và làm cho xe không thể dẫn lùi được. 


Khi gặp trường hợp này, người dùng chỉ cần kích hoạt lại cần khởi động và để cho cần khởi động có thể hoạt động hết hành trình thì hiện tượng trên sẽ hết. Hoặc một cách khác chính là dừng động cơ và khởi động lại bằng cần khởi động để giúp cho bánh răng có tể khởi động trở về vị trí ban đầu.


Xe máy bị ngập nước cũng là nguyên nhân làm cho xe bị hỏng


Xe máy bị ngập nước khó khởi động lại

Đối với tình trạng xe máy bị ngập nước khó khởi động thì cách khắc phục lúc này sẽ được làm như sau:

– Nếu xe bị chết máy do bị ngập nước: lúc này có thể là nước đã lọt vào xi lanh, chính vì vậy mà bạn không cần cố khởi động cơ để tránh tình trạng cong tay dên. 

Để khắc phục được tình trạng này, bạn chỉ cần tắt khóa điện sau đó dựng xe trên chống chính và tháo bugi ra rồi đạp vài lần để cho nước có thể thoát hết ra khỏi xi lanh, cuối cùng là lắp bugi để đạp nổ là được.

– Nếu xe không chết máy: trong trường hợp này, khi đem xe về đến nhà cần phải kiểm tra dầu máy ngay. Trong trường hợp dầu bị màu từ vàng nhờ sang trắng sữa thì cần phải xúc rửa lại động cơ và thay lại dầu máy mới. Còn nếu dầu không biến màu thì chỉ cần để sau 1 – 2 ngày kiểm tra lại là được.

Ngoài ra, để đảm bảo cho xe luôn bền tốt, cần kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên hơn khi xe chạy trong mùa mưa.


>>> Xem thêm:

Xe máy bị ngập nước phải khắc phục ra sao ?

Ô tô bị ngập nước phải làm sao ?


Xe xả ra khói đen

Một trong những bệnh thường gặp ở xe máy nữa có thể xảy ra chính là xe xả ra khói đen ở phía sau ống xả. Tình trạng này xảy ra có nghĩa là hiện đang có một lượng xăng không được đốt hết trong ống. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là một trong những vấn đề như:

– Khi khởi động, động cơ của xe sử dụng hệ thống khởi động bao gồm: cần bướm gió, hoặc mạch làm giàu khi khởi động. Chính vì vậy mà sau khi động cơ được khởi động mà không đóng hệ thống này lại, hay hệ thống bị kẹt cũng có thể dẫn đến tình trạng khói đen ra sau ống xả.


Xe xả ra khói đen


>>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe máy bị rung tay lái


– Một trường hợp nữa có thể xảy ra chính là lọc gió bị tắc hoặc bị bẩn sẽ dẫn đến lượng không khí hút vào để có thể hòa trộn được với xăng không đủ cũng làm cho hỗn hợp của nhiên liệu trở nên quá nhiều xăng và không có khả năng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, nên cũng làm cho ống xả có khói đen.

– Hệ thống nhiêu liệu (bộ chế hòa khí) gặp vấn đề, nên không thể kiểm soát được lượng xăng và không khí vào giúp hòa trộn thành hỗn hợp. Chính vì vậy mà tỷ lệ hỗn hợp không thích hợp cũng làm cho không thể đốt cháy được hoàn toàn dẫn tới có khói đen.


Bộ chế hòa khí gặp vấn đề


Xe máy thường khó khởi động khi trời lạnh và tiếng nổ không đều

Cách 1: Đạp cần khởi động

Xe khi không được khởi động trong ngày, hoặc từ 6 tiếng trỏe lên thì trước khi nổ máy người dùng cần tắt hết đèn, sau đó đạp khởi động xe, rồi kéo le gió (còn được gọi là air), cuối cùng là bật chìa khóa đề nổ.

Việc tắt hết đèn như: đèn pha hoặc đèn xi-nhan này nhằm làm tăng khả năng cấp điện cho mô-tơ đề có thể khởi động. Do vậy mà ắc-quy chính là nguồn cung cấp điện chính, nên trong trường hợp đèn pha hoặc đèn xi-nhan ở chế độ “on” sẽ làm cho khả năng cấp điện giảm cho mô-tơ vì phải chia sẻ nguồn điện.

Cách 2: Kéo le gió

Trong trường hợp xe khó khởi động hoặc có tiếng nổ không đều (khi trời lạnh hoặc không sử dụng trên 6 giờ) thì nguyên nhân xảy ra thường là do động cơ của xe nguội, làm cho nhiên liệu khó bị đốt cháy và gây ra hiện tượng này. 

Đặc biệt là các dòng xe số phổ thông như: Yamaha Jupiter, Sirius, Honda Wave, Dream... thường rất hay gặp phải tình trạng này.


Kéo le gió khó khởi động làm cho nhiên liệu khó bị đốt cháy


Chính vì vậy mà cách khắc phục cho bệnh này ở xe máy tốt nhất chính là mở le gió hết hành trình. Lúc này. Nếu kéo le gió thì người dùng không nên vặn tay ga vì như vậy sẽ làm tăng lượng gió vào, đồng thời sẽ làm giảm độ đậm đặc của hỗn hợp hòa trộn. 


>>> Xem thêm: Xe Lead không để được phải xử lý như thế nào ?


Cuối cùng là là khởi động bằng cách ấn nút đề hoặc khởi động bằng cần khởi động. Nếu người dùng khởi động bằng nút đề mà máy không nổ thì cần chờ thêm 10 – 20 giây sau mới khởi động lại, mỗi lần khởi động tuyệt đối không nên ấn giữ nút đề quá 3 giây, bởi như vậy sẽ gây hại đến ắc-quy.

Ngoài ra, bạn cần mở le gió hết hành trình để giúp cho xe số có thể khởi động dễ hơn.

Cách 3: Văn tay ga

Hầu hết, đối với các dòng xe ga, thường sử dụng le gió điện, do đó mà trước khi nổ máy người dùng cần bật khóa điện và sau đó là vặn tay ga hết hành trình vài lần để giúp cho hỗn hợp có thể hòa trộn xuống buồng đốt.

Sau khi máy đã nổ thì cần phải cho xe chạy cầm chừng hoặc cho tăng ga để duy trì được trạng thái nổ không tải trong vài phút giúp làm nóng máy, sau đó cần đẩy le gió từ từ về trạng thái ban đầu, nếu xe có tiếng nổ ổn định thì lúc này hoàn toàn có thể cho xe chạy.


Vặn tay ga


Một số lưu ý khi vận hành xe

Bên cạnh những bệnh thường gặp ở xe máy và cách khắc phục, thì khi vận hành xe người sử dụng cũng phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:

+ Để có thể giúp cho các chi tiết động cơ rà sít được với nhau, người dùng nên chạy Rôda (rodage) trong khoảng từ 2 – 4 giờ.

+ Thông thường, nên thay nhớt một lần và tốc độ không được phép vượt quá 50km/h tính từ km đầu tiên cho đến km 500.

+ Nên thay nhớt lần thứ 2 tính từ km 500 cho đến km 1300 (~ 800km).

+ Thay thế một lần tính từ km 1300 trở lên, và thay nhớt máy khoảng 1500km.

Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng nhớt cũ, hay các loại nhớt đã qua sử dụng của các loại xe khác, hoặc các loại nhớt không dùng cho xe máy. Bởi nếu sử dụng các loại nhớt cũ này sẽ làm cho các chi tiết của máy sẽ bị giảm tuổi thọ và mau mòn hơn.


Thay dầu nhớt cho xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất

>>> Xem thêm: Phương pháp chăm sóc xe máy hiệu quả ngay tại nhà

Từ những thông tin trên đây, hy vọng có thể giúp cho người dùng hiểu hơn về những bệnh thường gặp ở xe máy và cách khắc phục. Cũng như biết cách phòng tránh các bệnh mà xe máy gặp phải một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Bên cạnh đó, nếu như người dùng không có thời gian hoặc đủ các công cụ để giải quyết và khắc phục các tình trạng này, thì bạn có thể đem xe đến các trung tâm sửa xe gần nhất để được sửa chữa nhanh chóng, tránh xảy ra các hư hỏng không đáng có cho chiếc “xế yêu” của mình.

>>> Để tìm hiểu thêm về rất nhiều thông tin khác liên quan đến xe cộ Quý khách có thể truy cập trực tiếp website:


Sponsor Ads


About Điện máy Yên Phát Freshman   Phân phối điện máy công nghiệp

4 connections, 0 recommendations, 40 honor points.
Joined APSense since, April 14th, 2015, From Hà Nội, Vietnam.

Created on Dec 23rd 2019 02:00. Viewed 1,715 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.