Bị bệnh kiết lỵ cần kiêng ăn thực phẩm gì?
by Lê Tuyến Chuyên chẩn đoán triệu chứng ung thư đại trực trànKhái niệm bệnh kiết lỵ
Là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Kiết lỵ là tình trạng rất nghiêm
trọng ảnh hưởng xấu đến ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn
Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số thể
hiện ra dưới dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là kiết lỵ tối cấp.
Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan thì có thể vỡ vào màng bụng,
màng phổi và màng ngoài tim.
Nguyên
nhân bệnh Kiết Lỵ
Entamoeba histolyca hoặc do vi
khuẩn Shigella gây viêm
toàn bộ đại tràng, trực tràng và ruột già. Bệnh thường lây truyền khi người
thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không vệ sinh sạch sẽ mà chế biến thực phẩm
hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn Shigella.
Triệu
trứng của bệnh kiết lỵ?
- Bệnh nhân có thể sốt nhẹ
- Có thể có triệu chứng
nhưng không phải chủ yếu đó là đau quặn bụng, mót rặn.
- Đi ngoài phân ban đầu còn
lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày có thể đi ngoài 5 đến 10 lần.
- Ðau bụng
- Cơ thể mệt mỏi vì mất
nước, hơi xanh xao
Khi bị kiết lỵ người
bệnh nên ăn gì và kiêng gì?
- Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và không ăn quá no trong một
bữa. Nên chọn những món ăn loãng, ăn ít chất xơ và ít dầu mỡ để dễ tiêu hóa.
- Nên sử dụng những phẩm dễ tiêu hóa và có tác dụng hạn chế
đi lỏng như: gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen,
đậu xanh...
- Bổ sung rau quả tươi trong bữa ăn: nên ép, luộc để giúp
hệ tiêu hóa dễ hấp thụ và tiêu hóa. Sử dụng các loại hoa quả như táo, chuối
giàu kali, chứa pectin- chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm tiêu chảy khi bị
kiết lỵ.
- Bổ sung các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào
chế độ ăn như: ngó, tỏi, lá chè, ổi, sen,…
- Bổ xung nhiều nước, trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên bổ sung nước oresol để tránh kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Kiết lỵ kiêng ăn gì?
Khi bị kiết lỵ kiêng ăn gì
là câu hỏi băn khoăn của nhiều người. fuowis đây là một số
thực phẩm người bệnh nên kiêng
- Ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, các loại hạt, hành tây, đậu Hà Lan, súp lơ,
đậu bắp là các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng.
- Các sản phẩm sữa như pho mát, bơ và kem đây là những thực
phẩm gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên nặng hơn. Hãy thay thế các sữa
được sản xuất từ sữa đậu nành cho các loại sữa bò.
- Rượu, bia, cà phê, nước ngọt, soda (Các đồ uống có cồn,
có ga, có chứa cafein)
- Đồ ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ, sẽ làm tình trạng kiết lỵ
trở nên nặng hơn
- Các loại trái cây có nhiều chất xơ như: cam, quýt, bưởi.
Sponsor Ads
Created on Sep 10th 2017 22:50. Viewed 615 times.