Articles

Những điều cần biết về bệnh học loãng xương

by Nguyen T. Hùng


Bệnh học loãng xương là một trong những bệnh lý về xương nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, đa số người bị loãng xương chỉ phát hiện ra bệnh khi vô tình gặp một chấn thương hay đau mỏi quá phải đi khám. Vậy loãng xương là gì? Điều trị loãng xương thế nào?….

Bệnh học loãng xương là gì 

Bệnh loãng xương hay còn gọi là giòn xương, xốp xương, là hiện tượng xương bị mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Điều này làm cho xương của bạn bị yếu đi, tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường xảy ra nhất là ở hông, đốt sống cột sống và cổ tay.

Xương là mô sống được liên tục bị phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi việc tạo xương mới không theo kịp với việc loại bỏ xương cũ. Mật độ xương cao nhất khi bạn ở độ tuổi 20. Sau 35 tuổi, xương của bạn bắt đầu trở nên yếu hơn. Loãng xương ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc. Tuy nhiên, phụ nữ da trắng và Châu Á, nhất là phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.



Nguyên nhân – cơ chế gây loãng xương

Bản chất của xương là các mô sống nên nó liên tục bị phá vỡ và thay thế. Khi còn trẻ và khỏe mạnh, quá trình tạo mới và hủy mô xương cũ diễn ra nhanh, khối lượng xương cũng tăng lên. Hầu hết mọi người đều có mật độ xương cao nhất khi ở độ tuổi 20. Khi già đi, khối lượng xương bị mất nhanh hơn mức tạo ra, gây loãng xương.

Ở nữ giới sau thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm xuống mức thấp là nguyên nhân gây loãng xương. Điều đó dẫn đến những nguy cơ sau:

  • Làm tăng sự hủy xương

  • Giảm hoạt động của các tế bào xương

  • Giảm khung protein

  • Giảm đông calci và phosphate ở xương

Những yếu tố này sẽ làm sự mất xương trong cơ thể phụ nữ tăng nhanh, khoảng 1-2% mỗi năm. Hậu quả dẫn đến loãng xương nguyên phát.

Đối với nam giới việc bị mất các tế bào xương diễn ra chậm hơn. Hormone sinh dục quan trọng là testosterone sinh ra ở tinh hoàn, các hormone sinh dục khác như estrogen được sản xuất tại tuyến thượng thận. Việc giảm estrogen và testosterone ở nam giới cao tuổi cũng dẫn đến loãng xương.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây loãng xương thứ phát như:

  • Do uống nhiều rượu

  • Không vận động do thừa cân hoặc liệt…

  •  Rối loạn ăn uống như biếng ăn và cung cấp không đủ dưỡng chất.

  • Hút thuốc lá

  •  Không dung nạp lactose

  •  Sử dụng nhiều thuốc corticois hoặc heparin

  • Bệnh Scorbu

  •  Hội chứng Sudeck – Kienbock (teo xương nhỏ bàn tay, chân sau chấn thương)

  •  Rối loạn nội tiết như nhiễm độc tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên, đái tháo đường,…

Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ như tuổi, di truyền, chủng tộc… cũng là tác nhân dẫn đến bệnh loãng xương.

biểu hiện của bệnh loãng xương

                         Triệu chứng đau lưng ở bệnh loãng xương (Ảnh internet)


Biểu hiện bệnh loãng xương khá kín đáo, tiến triển thầm lặng không có triệu chứng sớm cho đến khi có biểu hiện đau những hoặc gãy xương. Các triệu chứng cơ năng đầu tiên xuất hiện có thể liên quan đến xẹp đốt sống lưng, gãy cổ xương đùi hoặc gãy xương cẳng tay, xương dưới đòn…

Tuy nhiên, khi xương của bạn đã bị suy yếu do loãng xương, bạn có thể có các triệu chứng như:

  •  Đau mỏi lưng do xẹp đốt sống hoặc gãy xương

  •  Mất chiều cao theo chiều cao

  • Lưng khom dần

  • Gãy xương xảy ra rất dễ dàng dù chỉ va đập rất nhẹ…

Nếu có bất cứ bất thường nào liên quan đến xương bạn nên sớm đi khám để được phát hiện và điều trị đúng cách

 Điều trị loãng xương

Phương pháp điều trị loãng xương chủ yếu là kết hợp giữa:

  •  Điều trị dùng thuốc

  •  Điều trị loãng xương không dùng thuốc.

Đối với việc dùng thuốc, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê đơn đúng cách, đúng liều. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị.

Một số thuốc điều trị loãng xương hiện nay gồm: Bisphossphonates, các chất chủ vận estrogen hoặc chất đối kháng, Calcition, hormone cận giáp,…

Song song với việc điều trị bằng thuốc bạn nên điều trị loãng xương thông qua một chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp.

+ Dinh dưỡng: lựa chọn các thực phẩm chứ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt lưu tâm hơn đến những thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D như sữa. 

Ngành hàng dinh dưỡng signutra giới thiệu sữa MAXVIDA chứa 32 loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong đó có các dưỡng chất hỗ trợ xương chắc khỏe (Canxi, Magie, vitamin K, vitamin D)

Sữa Maxvida cung cấp nhiều dưỡng chất hỗ trợ xương chắc khỏe

+ Tập thể dục mỗi ngày: đối với người loãng xương chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh

Trên đây là những điều cơ bản về bệnh học loãng xương  bạn nên biết để sớm có phương pháp điều trị loãng xương và phòng ngừa bệnh loãng xương sớm và đạt hiệu quả.



Sponsor Ads


About Nguyen T. Junior   Hùng

0 connections, 0 recommendations, 16 honor points.
Joined APSense since, June 13th, 2019, From Hà Nội, Vietnam.

Created on Dec 10th 2019 22:55. Viewed 388 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.