Articles

Các nước Châu Á tổ chức Trung Thu như thế nào?

by Sự kiện Ngàn Thông sự kiện Ngàn Thông

Tết Trung thu và sự khác biệt văn hóa của một số nước châu Á. Không chỉ Việt Nam, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... người ta cũng đón Tết Trung thu náo nức, với nhiều nghi lễ khác biệt... Hãy cùng Sự kiện Ngàn Thông cùng tìm hiểu các nước châu Á tổ chức Trung Thu như thế nào?

Các nước châu Á tiêu biểu

Mỗi quốc gia, do bản sắc văn hóa, do lịch sử phát triển, do phong tục tập quán có các tên gọi khác nhau về ngày lễ này.

Trung Thu ở Hàn Quốc

Tết Trung thu của người Hàn là tết Chuseok hay còn gọi “Lễ tạ ơn”, theo nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm, đúng dịp thu hoạch lớn tại đất nước này. Trung thu tại Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày với ngày Tết chính là ngày Rằm tháng Tám âm lịch.

Trong dịp lễ lớn này, người nông dân Hàn Quốc ăn mừng một vụ mùa vừa qua, những người sống xa nhà sẽ về thăm quê và cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên gồm những món truyền thống của Hàn Quốc như bánh Songpyeon và rượu Sindoju hay Dongdongju. Vào ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.

 Mâm cổ truyền Hàn Quốc

Sau bữa cơm gia đình, mọi người cùng nhau tới thăm mộ và dọn dẹp sạch sẽ. Những món ăn, đồ uống cũng được con cháu chuẩn bị cẩn thận để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, tùy theo mỗi vùng miền ở Hàn lại có những tập tục riêng.

Bánh trung thu ở Hàn Quốc có kiểu dáng và cách làm hoàn toàn khác với bánh trung thu ở Việt Nam. Bánh trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, có hình mặt trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh trung thu ở nhiều nước châu Á.

Trung Thu ở Nhật Bản

Người Nhật ngày nay không còn sử dụng lịch âm nhiều như trước nữa nhưng vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, họ vẫn lên chùa lễ Phật và tổ chức nhiều lễ hội vào dịp này.

Tết Trung thu ở Nhật có tên là Tsukimi hoặc Otsukimi, có nghĩa là “ngắm trăng”. Sự kiện cũng diễn ra vào đúng ngày Rằm tháng Tám khi trăng tròn nhất, sáng nhất. Bên cạnh đó, người Nhật còn có Tết trăng khuyết thường được tổ chức vào ngày 13 tháng Chín âm lịch.

Trong dịp lễ, người Nhật vừa ngắm trăng tròn, vừa thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc biệt là bánh Tsukimi Dango – một loại bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời.

Bánh truyền thống Nhật Bản

Mâm cỗ Trung thu theo truyền thống của người Nhật có rất nhiều loại bánh với nhiều màu sắc... được bày biện đẹp mắt và đặt ngay ngắn gần cửa sổ. Trong nhà có thể trang trí vài nhánh lúa và rơm khô cắm vào bình hoặc treo trong nhà. Đồ lễ không thể thiếu là bánh nếp, viên bánh tròn xoe màu trắng tượng trưng cho vầng trăng.

Tsukimi Dango giống như bánh trôi nước, nhưng được nướng sơ qua cho nóng giòn. Khi ăn bánh, người ta thường thêm chút mật đường ngọt lịm lên trên. Bên cạnh món chính là Tsukimi dango, Trung Thu ở Nhật còn có sự góp mặt của khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen...

Trung Thu ở Trung Quốc

Tết Trung Thu ở Trung Quốc đã có từ thời Đường Huyền Tông, vào đầu thế kỷ thứ 8. Trong ngày tết này, lúc đầu người Trung Quốc chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng.

Trong phong tục của người Hoa, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn xa nhà, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Thả đèn lồng

Về cơ bản, Tết Trung thu của họ không khác nhiều so với Tết Trung thu của người Việt, họ cũng thường ăn bánh trung thu, chủ yếu là bánh nướng. Người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm Rằm người ta sẽ thả đèn hoa đăng trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân.

Trong ngày này, trẻ em Trung Quốc cũng được tham gia các đoàn múa lân, rước đèn vui nhộn như ở Việt Nam. Người dân tin rằng rồng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn và an lành tới mỗi gia đình.

Trung Thu ở Triều Tiên

Ở Triều Tiên, người dân gọi tết Trung Thu là “Thu tịch tiết”. Không giống như những nước khác, món bánh truyền thống ở đây trong dịp Trung Thu là bánh nướng xốp (muffin). Mọi nhà đều hấp bánh này và biếu tặng nhau.

Với những nguyên liệu đơn giản như bột gạo là vỏ bên ngoài, nhân đậu, mứt, táo bên trong, bánh Muffin nướng xốp được hấp có hình dáng bán nguyệt. Lúc trời tờ mờ tối là lúc người dân nơi đây cùng nhau ngắm trăng, thưởng thức hương vị của những chiếc bánh thơm ngon.

Cúng truyền thống Triều Tiên

Ngoài ra, dười ánh trăng sáng ngời, họ tổ chức các hoạt động tập thể, có thể là chơi kéo co, biểu diễn văn nghệ, ca múa. Đặc biệt, các cô gái trẻ sẽ diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày hội.

Ở trên là thông tin các nước châu Á tổ chức Trung Thu như thế nào? Trung Thu ở mỗi nước sẽ có mỗi phong tục và các nét riêng biệt. Nhưng ý nghĩa chung đều là cầu mong sự an lành, may mắn, hạnh phúc cho những người bên cạnh.

Để có một đêm Trung Thu ý nghĩa và đáng nhớ, hãy liên hệ ngay công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp Ngàn Thông, để công ty chúng tôi có cơ hội hỗ trợ quý khách hàng tận tình nhất. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp nhiều gói dịch vụ như dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói, tổ chức lễ khai trương, tổ chức lễ khánh thành,...


Sponsor Ads


About Sự kiện Ngàn Thông Innovator   sự kiện Ngàn Thông

15 connections, 0 recommendations, 55 honor points.
Joined APSense since, July 15th, 2019, From Ho Chi Minh City, Vietnam.

Created on Aug 1st 2019 01:15. Viewed 809 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.