Articles

Tìm hiểu Chứng nhận Haccp là gì?

by Namphat Company Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát

Hiện nay khi cần tìm một nhà máy sản xuất thực phẩm thì chúng ta luôn quan tâm đến các giấy chứng nhận để đảm bảo đạt chuẩn. Trong đó chứng nhận HACCP là một trong những loại cần được quan tâm. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại giấy chứng nhận HACCP là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

1. Chứng nhận HACCP là gì?

Chứng nhận HACCP là một hệ thống công nhận rằng một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã phát triển, lập tài liệu và thực hiện các hệ thống và thủ tục phù hợp với tiêu chuẩn HACCP.
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm. Về cơ bản, HACCP là một công cụ giúp xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong ngành kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn vê sinh và chất lượng thực phẩm.

 

Chứng nhận haccp là gì

2. Các loại công ty nào cần chứng nhận Haccp?

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi.
Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.

>> Xem thêm nhiều sản phẩm: Bao bì nhựa các loại như bao nilong, túi pp nắp băng keo, xốp bóp nổ, Pe foam

3. Điều kiện cơ bản để đạt được chứng nhận Haccp

3.1. Lãnh đạo doanh nghiệp

Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng ngừa là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP.

3.2. Yếu tố con người

Sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công ty đối với Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP và việc áp dụng giữ vai trò quyết định.

3.3. Công nghệ & thiết bị

Trình độ thiết bị công nghệ và nhà xưởng có đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng HACCP vì Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP có thể áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm. Tất nhiên đối với các doanh nghiệp có trình độ công nghệ thiết bị hiện đại và hệ thống nhà xưởng mới thì việc áp dụng HACCP sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.

3.4. Qui mô của doanh nghiệp

Qui mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.

3.5. Chuyên gia có khả năng và kinh nghiệm

Đây không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP tại các tổ chức, công ty.

 Điều kiện chứng nhận Haccp

4. Các loại chứng nhận Haccp

Tùy thuộc vào từng đối tượng công ty sẽ có chứng nhận HACCP theo các tiêu chí riêng. Hiện nay cũng có khá nhiều đơn vị được phép cấp chứng nhận này. Tùy vào nhu cầu của mỗi công ty sẽ chọn để sở hữu chứng nhận HACCP phù hợp nhất.

5. Các đơn vị được quyền cấp chứng nhận Haccp

Tổ chức chứng nhận HACCP phải là các tổ chức có thẩm quyền hoạt động chứng nhận. Có thể hiểu một cách đơn giản là tổ chức này cần phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp phép hoạt động theo quy định.
Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận HACCP thường là 3 năm. Hiện nay, tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo cá tổ chức chứng nhận hàng đầu về HACCP như GOOVN, SGS, TUV, ISOCERT…
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận HACCP. Hãy tìm hiểu để đảm bảo doanh nghiệp sản xuất đạt chuẩn để tạo ra những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

>> Chứng nhận GMP là gì?

>> Mút xốp PE foam là gì?

>> Chứng nhận ISO là gì? Các tiêu chuẩn của chứng nhận iso


Sponsor Ads


About Namphat Company Advanced   Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát

39 connections, 0 recommendations, 199 honor points.
Joined APSense since, November 7th, 2019, From Ho Chi Minh, Vietnam.

Created on Sep 30th 2020 11:03. Viewed 133 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.