Đôi uyên ương hiện đại mong muốn tổ chức đám cưới thật giản đơn
Đám cưới là ngày vui của cô dâu chú rể, không ít các đôi uyên ương hiện đại mong muốn tổ chức đám cưới thật giản đơn, dung dị. Vì vậy đừng ngại khi có thể bỏ qua một số nghi thức cưới truyền thống, thủ tục rườm rà để đám cưới thêm hoàn hảo.
![](http://bachviet.com.vn/upload/images/nha-hang-tiec-cuoi-quan-1-nao-tot-nhat-hien-nay-1.jpg)
1. Áo dài đỏ ngày đám hỏi?
Từ xa xưa, chiếc áo dài truyền thống dường như đã quá quen thuộc và gần như được mặc định là trang phục không thể thiếu dành cho cô dâu trong mỗi đám hỏi. Ngày nay, chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa cưới hỏi phương Tây, dù chiếc áo dài đám hỏi được nhiều cô dâu lựa chọn, song một số khác lại muốn thay đổi: Đám hỏi liệu có nhất thiết phải mặc áo dài?
Áo dài cưới màu đỏ là sự lựa chọn của nhiều cô dâu trong đám hỏi Theo quan điểm từ xa xưa, đám hỏi là ngày quan trọng, mang tính truyền thống, gồm sự có mặt của họ hàng hai bên, vì thế cô dâu chọn áo dài là trang phục phù hợp nhất.
Tất nhiên, áo dài là trang phục truyền thống khuyên dùng cho đám hỏi, nhưng nếu bạn là cô dâu có phong cách hiện đại và cá tính, sau khi bàn bạc và thống nhất với nhà trai, bạn có thể chọn mặc áo dài khi làm lễ và diện một chiếc váy khi dự tiệc cùng khách mời sẽ không thành vấn đề. Tuy nhiên kiểu dáng tốt nhất nên đơn giản và kín đáo, tránh những kiểu váy cúp ngực, xẻ tà, khoét lưng táo bạo.
6. Lễ lại mặt: Có thể bỏ qua
Sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể. Thông thường, nghi lễ này thường tiến hành vào buổi sáng, tuy nhiên bạn có thể bàn bạc để bỏ qua.
Comments