Articles

Chức năng rơ le máy nén khí là gì ?

by Điện máy Yên Phát Phân phối điện máy công nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, các thiết bị nén khí được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Dẫu vậy nhưng nhiều người sử dụng máy móc vẫn chưa có sự hiểu biết về rơ le máy nén khí. Ở bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng, cách phân loại bộ phận này, để người dùng vận hành thiết bị an toàn, đạt hiệu quả cao. 

Thế nào là rơ le máy nén khí?

Ro le máy nén không khí là bộ phận được sử dụng để điều chỉnh mức áp suất làm việc của thiết bị khi có sự thay đổi đột ngột về áp suất.

Rơ le của máy nén không khí hoạt động khi:

-  Áp suất trong thiết bị nén khí quá thấp: rơ le tự ngắt nguồn điện và bảo vệ hoạt động của máy.

- Áp suất ở máy nén quá cao: rơ le sẽ tự động ngắt điện để đảm bảo an toàn cho hệ thống nén khí. 

Rơ le của máy nén không khí được dùng để điều chỉnh áp suất làm việc của thiết bị

Chức năng của rơ le máy nén không khí

Để đảm bảo quá trình làm việc của máy nén, rơ le máy bơm khí nén được chế tạo với hai chức năng chính sau:

Bảo vệ máy khi áp suất quá thấp

- Nếu mức áp suất bị giảm xuống quá giá trị định mức cho phép, rơ le sẽ thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ ngắt điện để bảo vệ và duy trì khả năng làm việc ổn định cho thiết bị. 

- Quá trình hoạt động: trong trạng thái của máy bình thường thì 2 tiếp điểm rơ le luôn đóng. Mặt khác, màng xếp của thiết bị co lại khi áp suất bị tụt xuống thấp. Lực của lò xo lớn hơn nên 2 tiếp điểm sẽ bị tách ra, làm ngắt hoạt động của thiết bị nén khí.

Bảo vệ máy khi áp suất quá cao

- Khi áp suất của thiết bị nén không khí đạt tới giá trị max, bộ rơ le máy nén khí làm cho nguồn điện tự động ngắt để đảm bảo an toàn và hạn chế sự cố ở máy nén.

- Rơ le hoạt động: khi áp suất tăng lên cao tới một giá trị đã được cài đặt sẵn trong máy thì màng xếp giãn ra với lực lớn hơn lực căng của lò xo, tác động trực tiếp đến các tiếp điểm, làm tách chúng ra dẫn đến ngắt điện máy nén không khí.

Chức năng làm việc của rơ le máy nén không khí

Phân loại rơ le của máy bơm khí nén khí

Trong cấu tạo của thiết bị, rơ le máy nén khí được phân loại thành 2 dạng chính như: 

Rơ le áp lực thấp

- Cấu tạo rơ le máy nén không khí

+ Vít đặt áp suất thấp  

+ Vít đặt áp suất cao  

+ Vít đặt áp suất vi sai  

+ Tay đòn chỉnh        

+ Lò xo chính   

+ Lò xo vi sai   

+ Hộp xếp  

+ Đầu nối áp suất thấp   

+ Đầu nối áp suất cao         

+ Lối luồn dây điện          

+ Tiếp điểm điện      

+ Tay đòn   

+ Cơ cấu lật    

+ Gối đỡ

- Nguyên lí làm việc: 

Vít đặt áp suất thấp và vít đặt áp suất vi sai là hai vít điều chỉnh áp suất đóng/ cắt của rơ le. Tiếp đó, tay đòn chỉnh sẽ mang cơ cấu lật và tiếp điểm dẫn tới đáy của hộp xếp. Sau đó, tay đòn nối với cơ cấu lật tới lò xo phụ để thực hiện việc quay quanh một chốt cố định ở khoang giữ tay đòn. Hộp xếp dịch chuyển được khi mức áp suất vượt quá giá trị ON/ OFF.

Cấu tạo của rơ le máy nén không khí

- Cách lắp đặt rơ le máy bơm khí nén áp lực thấp 

+ Trên rơ le áp suất thấp luôn được thiết kế hai thang là thang cài đặt áp suất của thiết bị bay hơi cho hệ thống lạnh nhờ vít (1/2), một thang còn lại được cài đặt áp suất vi sai.

+ LP[cut-in]: là áp lực bảo vệ hệ thống lạnh của rơ le áp lực thấp ở thang low pressure. 

+ ΔP = LP[cut-in] - LP[cut-out] : là giá trị áp suất vi sai đã được cài đặt ở thang differential low pressure.

+ LP = Po: là áp suất thấp (áp suất bay hơi) thực tế của hộp xếp hay ở thiết bị bay hơi. 

+ Khi LP ≥ LP[cut-in] - ΔP = LP[cut-out] máy nén không khí hoạt động thì hệ thống lạnh làm việc.

+ Khi LP < LP[cut-in] - ΔP = LP[cut-out] thì máy nén dừng, hệ thống lạnh không làm việc và tự vận hành trở lại khi LP tăng lên, LP = LP[cut-out] + ΔP = LP[cut-in].

Rơ le áp lực cao

- Cấu tạo rơ le của máy nén

Kết cấu của rơ le áp suất cao tương tự như rơ le áp suất thấp, nhưng các tiếp điểm được bố trí ngược lại.

Rơ le của máy nén không khí sử dụng nguồn điện 380V

- Nguyên lí vận hành

+ Khả năng hoạt động của áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và ngắt mạch điện khi vượt mức cho phép để bảo vệ thiết bị nén khí. Khi rơ le áp lực cao tác động ngắt thì bộ phận sẽ không tự động đóng mạch được (dù áp suất giảm xuống giá trị đặt trừ áp suất vi sai) mà cần có sự tác động reset để đưa rơ le trở về trạng thái ban đầu. 

- Hướng dẫn cài đặt

+ HP[cut-in] : là áp lực cài đặt để bảo vệ hệ thống lạnh của rơ le áp suất cao ở thang high pressure

+ ΔP = HP[cut-out] - LP[cut-in]: là giá trị áp lực vi sai được cài đặt ở thang differential high pressure

+ HP = Pk: là áp lực thực tế ở hộp xếp hay ở máy nén ngưng tụ

(Trong quá trình hệ thống lạnh hoạt động thì Pk luôn ổn định)

+ Khi HP ≤ HP[cut-in] + ΔP = HP[cut-out] máy nén không khí vận hành, hệ thống lạnh làm việc. 

+ Khi LP > LP[cut-in] + ΔP = LP[cut-out] thiết bị nén khí dừng, hệ thống làm lạnh không hoạt động và tự làm việc trở lại khi HP giảm, HP = HP[cut-out] - ΔP = HP[cut-in]

Đấu nối dây điện ở rơ le của máy nén

Khi nào cần điều chỉnh rơ le của máy nén không khí?

Cách điều chỉnh rơ le máy nén khí được thực hiện trong những trường hợp sau:

- Khi máy nén khí bắt đầu sử dụng.

- Khi có sự thay đổi của các thiết bị sử dụng không khí nén với những yêu cầu khác nhau về áp lực hoạt động so với dòng máy nén cũ trước đây

- Khi có các sự cố dẫn đến áp lực không khí nén không đều hoặc không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của máy

- Điều chỉnh rơ le máy nén khí để phù hợp với nhu cầu riêng.

Tóm lại, khi quyết định áp suất của dòng máy nén nào là tốt nhất thì cần cài đặt áp suất ở mức thấp nhất để đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Đa số các loại máy nén không khí đều được thiết kế trong dải áp suất 7 bar (125psi) và được cài đặt sẵn khi người dùng mua để sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn mức áp suất thấp hơn thì bạn chỉ cần cài đặt ở mức 5 hoặc 6 bar.

Khi tăng áp suất sẽ làm chi phí tiêu thụ điện năng tăng lên. Nếu muốn mua một máy nén lớn  khoảng 37kW hoặc lớn hơn, người dùng có thể tiết tiệm được nhiều khoản chi phí lớn bằng việc cài đặt áp suất thiết bị nén khí thấp hơn.

Hiệu chỉnh áp suất của máy nén khí trên rơ le

>>> Xem thêm: Giá máy nén khí cập nhật 2020

Như vậy rơ le máy nén không khí là bộ phận quan trọng trong hệ thống các thiết bị nén khí. Bộ phận có khả năng thực hiện việc đóng/ngắt máy bơm khí nén khi gặp tình trạng áp suất cao hoặc áp suất thấp xảy ra trong suốt quá trình làm việc. Tuy vậy, người dùng khi mua sản phẩm cũng cần tìm đến những địa chỉ uy tín để mua sản phẩm, tránh trường hợp rơ le không hoạt động tốt gây mất an toàn và tiết kiệm chi phí. Bạn có thể liên hệ tới 0989 937 282 để sở hữu ngay thiết bị chất lượng.



Sponsor Ads


About Điện máy Yên Phát Freshman   Phân phối điện máy công nghiệp

4 connections, 0 recommendations, 40 honor points.
Joined APSense since, April 14th, 2015, From Hà Nội, Vietnam.

Created on Aug 14th 2020 03:29. Viewed 517 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.