Bí quyết của những nhà quản lý để quản lý giỏi

Khi là người quản lý, chắc chắn bạn muốn mình là một người quản lý tài ba. Điều này không hề đơn giản mà có được trong quãng thời gian ngắn! Bạn phải cố gắng hết sức, tích lũy cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng từ thực tế công việc và chịu lắng nghe, tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước. Những bí quyết dưới đây được rút ra từ kinh nghiệm của những nhà quản lý hàng đầu, hy vọng rằng nó sẽ hữu ích với bạn.
1. Chọn phong cách quản lý
Bạn chọn phong cách quản lý nào? Một số người dựa vào kết quả làm việc của nhân viên. Đây là cách quản lý hơi máy móc, vì người quản lý giống như người chỉ huy quân sự lạnh lùng, họ không quan tâm cấp dưới có hài lòng với công việc được giao hay không. Ngược lại một số người quản lý chú trọng vào con người, tức là họ khiến cho nhân viên hài lòng với công việc của mình. Nhưng cách quản lý này đôi khi không mang lại kết quả công việc như mong muốn vì nó thiên về khía cạnh làm hài lòng nhân viên nên đôi khi thiếu đi sự quyết đoán.
Vậy cách quản lý nào sẽ tốt hơn? Không có câu trả lời chính xác vì tùy vào trường hợp mà áp dụng cho phù hợp. Cách hay nhất là nên dung hòa cả 2 giải pháp. Hãy làm cho nhân viên của bạn thích thú với nhiệm vụ được giao nhưng cũng cần có sự quyết đoán để kịp tiến độ công việc và mang lại hiệu quả cao.
2. Lắng nghe nhân viên của bạn
Sự khác nhau giữa người quản lý độc tài và người quản lý dân chủ là việc họ có lắng ý kiến của nhân viên hay không. Người quản lý độc tài làm cấp dưới sợ hãy, xa lánh, làm việc đối phó hoặc thôi việc. Khi bạn lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ tạo ra sự gần gũi từ đó nhân viên sẽ mạnh dạn đóng góp ý kiến của họ. Điều này sẽ giúp bạn quản lý công việc của cả nhóm tốt hơn.
Cách thức lắng nghe nhân viên hiệu quả:
- Tạo điều kiện để nhân viên bày tỏ ý kiến của họ. Nếu bạn không biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, họ sẽ rất thất vọng. Tổ chức những buổi họp nhóm để nhân viên có cơ hội trình bày ý kiến.
- Không bao giờ bát bỏ, chê bai khi nhân viên nêu ra ý kiến. Hãy ghi nhận và phản hồi đúng lúc. Đây là cách mà bạn thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu nhân viên của mình.
3. Đề ra mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá công việc
Để quản lý hiệu quả và tránh bị xem là người quản lý tính toán chi li, khi hàng ngày đều giám sát xem nhân viên có làm việc gì không, bạn cần đặt ra mục tiêu theo tuần, tháng, quý cho nhân viên thật rõ ràng.
Để tạo sự rõ ràng, minh bạch về tiêu chuẩn đánh giá, bạn cần đặt ra những mục tiêu công việc cụ thể, thực tế và khả thi.
4. Tạo động lực cho nhân viên
Việc làm nhàm chán là một trong những lý do dẫn đến việc nhân viên xin nghỉ. Vì thế việc động viên tinh thần và tạo điều kiện để nhân viên phát huy khả năng của họ là điều cần thiết. Lập kế hoạch thực hiện công việc thú vị, kèm theo những thách thức nho nhỏ giúp tạo hứng thú và giúp nhân viên đạt được mục tiêu. Hãy phân chia công việc gắn với thế mạnh và niềm đam mê của mỗi nhân viên.
Cần hiểu đâu là tác nhân khiến nhân viên làm việc hết mình. Có thể là tiền lương thích đáng, môi trường làm việc tốt, được công nhận, sếp, đồng nghiệp thân thiện. Bên cạnh đó bạn cần hiểu rõ chỉ số xúc cảm để khiến nhân viên phục và làm theo bạn.
5. Nói lời cảm ơn
Thành công của người quản lý, được tạo dựng từ chính thành quả công việc của nhân viên. Nếu bạn là người quản lý giỏi, nhân viên sẽ đạt được kết quả công việc tốt nhất. Hãy thể hiện sự trân trọng với sự đóng góp nhiệt tình từ nhân viên của bạn.
Dựa vào bảng phân công việc cụ thể, hãy đề ra chính sách lương, thưởng xứng đáng với thành tích làm việc của nhân viên, cũng như cất nhắc họ lên vị trí cao hơn. Đôi khi chỉ cần một cái bắt tay thân mật, nụ cười động viên, sẽ là cách thức động viên hiệu quả hơn cả các phần thưởng vật chất.
Post Your Ad Here
Comments