Articles

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

by Thanh Nguyen luathungson.vn

Hiện nay trên thế giới và ngay tại Việt Nam vấn đề về nhãn hiệu đang trở nên được coi trọng hơn rất nhiều. Có thể thấy việc đăng ký thương hiệu cùng với đó là tập trung bảo vệ thương hiệu đó thông qua nhãn hiệu đang là một phần thiết yếu trong phát triển doanh nghiệp. Vậy nhãn hiệu là gì? Tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, việc làm này có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp?

 

Nhãn Hiệu là gì ?

 

Nhãn hiệu là một từ, cụm từ, tên, ký tự, một bản phác thảo hay một hình tượng trưng được sử dụng bởi một công ty hoặc một cá nhân để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của công ty/cá nhân này với sản phẩm/dịch vụ của công ty/cá nhân khác.

Nhãn hiệu về cơ bản chính là thương hiệu, và bạn có thể bảo vệ nhãn hiệu hay thương hiệu của bạn bằng việc bảo vệ các quyền liên quan đến nhãn hiệu. Những quyền này giúp bạn bảo vệ nhãn hiệu của bạn không bị các công ty/cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu hoặc thương hiệu tương tự.

 

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu.

 

Nhãn hiệu đem đến cho doanh nghiệp một lợi ích không nhỏ, ngày nay khi các doanh nghiệp Việt nhận thức tầm quan trọng của vấn đề nhãn hiệu thì đây như là “lá chắn” để các doanh nghiệp yên tâm phát triển cho doanh nghiệp của mình.Để hiểu rõ hơn về lợi ích của đăng ký nhãn hiệu thì ta cùng tìm hiểu cụ thể :

 

1.Tạo điều kiện cho pháp luật bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu

 

Đây là việc làm vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ sản phẩm của công ty, doanh nghiệp mình cung cấp. Bởi khi doanh nghiệp đã có nhãn hiệu được pháp luật công nhận đồng nghĩa quyền sở hữu với sản phẩm, dịch vụ đã được khẳng định. Bằng việc đăng ký nhãn hiệu này thì không có bất kỳ đối tượng nào có thể xâm phạm nhãn hiệu của bạn. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có quyền khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ.

 

2.Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng quá hoạt động và sản phẩm của mình

 

Trong các hoạt động quảng bá,tiếp thị sản phẩm, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng xây dựng được lòng tin về thương hiệu cũng như đối với chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, giúp đưa thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó đến gần với người tiêu dùng và giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn.

 

3.Tránh gây nhầm lẫn với thương hiệu của các doanh nghiệp khác

 

Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu khác. Vì thế khi sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu thì ngay lập tức sẽ được cục Sở hữu trí tuệ công nhận và từ đó, bất kỳ nhãn hiệu nào trùng hoặc gần giống như bạn đã đăng ký sẽ bị từ chối. Chính vì lợi ích này mà đăng ký nhãn hiệu trở thành một trong những thao tác đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh, tạo nên điểm nhấn về sản phẩm của mình trong lòng người tiêu dùng.

 

4.Thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 

Khi hàng hóa của bạn được người tiêu dùng lựa chọn đồng nghĩa với việc lợi ích sẽ tăng cao và thúc đẩy sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Chính điều này đã giúp doanh nghiệp tích cực hơn trong thực hiện đầu tư để phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, việc nhãn hiệu của bạn được bảo hộ sẽ là tấm vé vàng để tăng cường sự lưu thông hàng hóa ở trong nước cũng như nước ngoài.

 

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu ?

 

·         Tăng cường khả năng cạnh tranh của bạn: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu dấu hiệu nhận biết thương hiệu mà Doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự xâm phạm nào từ các đối thủ cạnh tranh khác muốn lợi dụng quy tín của doanh nghiệp để trục lợi.

 

·         Khẳng định uy tín thương hiệu của bạn: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu làm tăng khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu và Doanh nghiệp. Khi gắn biểu tượng "Registered" () lên nhãn hiệu trên sản phẩm - dịch vụ, khách hàng sẽ định vị đây là một thương hiệu độc quyền, và có cam kết về chất lượng sản phẩm - dịch vụ.

 

·         Để không vi phạm pháp luật: Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể, thậm chí ngay từ khi sản phẩm - dịch vụ của bạn mới chỉ là ý tưởng, dự án sơ khai. Không ai nói trước được điều gì, có thể sau này, khi thương hiệu của bạn đã lớn mạnh bạn mới nghĩ đến việc đi đăng ký thì đã quá muộn. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, bạn sẽ phải thay đổi toàn bộ nhãn hiệu và nhận dạng thương hiệu đang phát triển, thậm chí có thể bị kiện vì hành vi xâm phạm nhãn hiệu, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh.

 

·         Mang lại lợi nhuận: Một nhãn hiệu hàng hóa - dịch vụ có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc nhượng quyền hoặc bán nhãn hiệu đó. Thủ tục nhượng quyền hay mua bán nhãn hiệu bắt buộc phải có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu để chứng minh chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu, thương hiệu.

 

·         Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng là điều kiện cần để các công ty khởi nghiệp huy động vốn từ các tổ chức tài chính như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm — những tổ chức này ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu đối với sự phát triển bền vững của thương hiệu.

 

·         Trong nên kinh tế hội nhập, khi các thương hiệu ngoại vào Việt Nam điều đầu tiên họ nghĩ đến đó là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, còn các thương hiệu trong nước thì ít khi nghĩ được như vậy. Vì vậy mà đã có không ít thương hiệu Việt thua thiệt ngay chính sân nhà.

 

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

 

·        -  Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

·        -  Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Hùng Sơn)

·         - 09 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)

·        -  Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ thông thường, nếu khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần cung cấp thêm hồ sơ như sau:

·       -  Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

·      -  Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

·       -  Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

 

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

 

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu (Không bắt buộc – Luật Hùng Sơn khuyên dùng)

Do thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tối thiểu là 12 tháng, do vậy, việc tra cứu sẽ giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ sau một thời gian dài chờ đợi và sẽ rất tốn thời gian để nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới.

Đây là bước không bắt buộc nhưng lại là bước quan trọng nhất giúp Khách hàng đánh giá được hơn 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu mà mình nghĩ ra.

·         Tra cứu sơ bộ: là tra cứu nhãn hiệu dựa trên dữ liệu mà Luật Hùng Sơn được Cục SHTT cung cấp và của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tuy nhiên, các dữ liệu này là những dữ liệu được cập nhật trước thời điểm tra cứu từ 6-10 tháng nên không đầy đủ và chính xác.

·         Tra cứu chuyên sâu: Sau khi thực hiện tra cứu sơ bộ, nếu Luật Hùng Sơn xác định rằng nhãn hiệu có khả năng đăng ký, Bạn nên tiếp tục thực hiện tra cứu chuyên sâu.

Việc tra cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm nhất tại Cục SHTT (cộng tác viên của Luật Hùng Sơn), kết quả tra cứu sẽ chính xác và đầy đủ hơn so với tra cứu sơ bộ.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định

·         Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

·         Công bố đơn hợp lệ: 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ;

·         Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Như vậy, tổng thời gian tối thiểu để nhãn hiệu được xem xét cấp bằng là 12 tháng.

Xem thêm : Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

 

Chi phí đăng ký nhãn hiệu

 

Phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo thương hiệu sản phẩm của Luật Hùng Sơn là: 2.500.000đ/Nhãn hiệu/01 nhóm

Mức phí nêu trên là mức phí TỐI THIỂU khi Bạn đăng ký cho 01 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ.

 

Bạn có thể phải trả thêm các chi phí phát sinh như dưới đây, tùy từng trường hợp:

·        -  Phí dịch vụ tra cứu chuyên sâu: 500.000đ/ 1 nhóm

·        -  Phí đăng ký cho nhóm thứ 2 trở đi: 1.300.000đ/ nhóm tăng thêm

·         Phí cấp bằng: 660.000đ /nhóm đầu tiên (Các nhóm sau là 100.000đ). Phí cấp bằng sẽ được thanh toán sau, khi Cục SHTT đồng ý

Các mức phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ nhưng chưa bao gồm 5% thuế GTGT.

Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích về sở hữu trí tuệ giúp bạn hiểu tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình đăng ký hoặc có nhu cầu ủy quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, bạn có thể nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ một đơn vị chuyên môn đại diện bạn hoàn tất thủ tục này.

Nguồn : https://luathungson.vn/tai-sao-phai-dang-ky-nhan-hieu-san-pham.html


Sponsor Ads


About Thanh Nguyen Junior   luathungson.vn

4 connections, 0 recommendations, 16 honor points.
Joined APSense since, March 18th, 2019, From Hà Nội, Vietnam.

Created on Mar 18th 2019 23:10. Viewed 307 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.