Articles

Làm gì để chăm sóc sức khỏe người bị say nắng?

by Phuong Tran SEO

Người bị say nắng thường có biểu hiện mắt lờ đờ, mặt đỏ, nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C cần được chăm sóc sức khỏe đúng cách để hạ thân nhiệt an toàn.

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt, là căn bệnh thường gặp trong thời tiết nắng nóng hay người đi ngoài nắng lâu không có che chắn, đặc biệt là với thời tiết nắng nóng trên 40 độ C như ở miền Bắc và miền Trung hiện nay. Sốc nhiệt có thể gây hại hoặc gây tổn thương cho não và các nội tạng trong cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Để tránh tình trạng sốc nhiệt cần xử trí nhanh và dự phòng say nắng để tránh gặp các vấn đề sức khỏe đáng tiếc.

Triệu chứng của người bệnh khi gặp vấn đề sức khỏe say nắng

Ngất xỉu là dấu hiện đầu tiên thường gặp nhất ở người bị say nắng, nhiệt độ trung tâm cơ thể có thể cao hơn 40,5 độ C.

Trong trường hợp bị nhẹ người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, yếu cơ hoặc chuột rút, hồi hộp như đánh trống lồng ngực, da đỏ ửng, nóng, khô, người không tiết mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Trường hợp nặng hơn người bệnh thường đau đầu dữ dội, tình trạng khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn và nôn, hiện tượng thở nhanh và thở nông, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, yếu và có thể liệt nửa người, trụy tim mạch và có thể tử vong. Biểu hiện bệnh có thể gây nhầm lẫn vì vậy nhận biết sớm và chăm sóc sức khỏe đúng cách để giúp người bệnh nhanh hồi phụ, tránh các biến chứng xấu hơn.

Người có nguy cơ mắc bệnh cao (nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết) bao gồm: người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người thường xuyên làm việc, luyện tập với cường độ cao ngoài trời nắng lâu hay trong môi trường nóng bức. Bao gồm cả người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường (tiểu đường), hen phế quản.

Cách xử trí để chăm sóc sức khỏe người bệnh say nắng kịp thời

  • Ở mức độ bệnh nhẹ

Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi râm mát, thoáng gió để giúp hạ thân nhiệt.

Nới lỏng quần áo, cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài.

Lau người với nước mát hoặc dội nước vào cơ thể rồi sau đó lau khô.

Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá lạnh ở các vị trí như: nách, hai bên cổ, vùng bẹn để giảm nhiệt độ cơ thể nhanh hơn.

Cho người bệnh uống nước từng ngụm nhỏ. Tốt nhất có uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như Oresol, tuy nhiên cần tuân thủ liều lượng và cách dùng của nhà sản xuất.

Nếu người bệnh gặp vấn đề sức khỏe như chuột rút, xoa bóp nhẹ nhàng giúp giãn cơ.

Không nên tập trung quá nhiều người xung quanh nạn nhân, sau 10–15 phút các biểu hiện sẽ tự động giảm dần.

  • Ở mức độ bệnh nặng hơn

Cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh lúc này là gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển người bệnh cần lưu ý chườm mát và giữ cho không khí thoáng mát.

Chăm sóc sức khỏe để phòng hơn chống bệnh

Khi thời tiết nắng nóng nên hạn chế ra đường, đặc biệt là buổi trưa.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải, tránh ra vào phòng đột ngột cơ thể khó thích nghi kịp.

Nên chọn quần áo có màu sáng giúp phản xạ nhiệt tốt hơn, quần áo cần thoáng mát và thấm hút mồ hôi.

Uống nhiều nước, tốt nhất pha nước uống theo công thức 4–5gr muối ăn cho 1 lít nước.

Ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp giải nhiệt cơ thể.

Với những người buộc phải làm việc ngoài trời không nên làm quá lâu cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp sau đó mới tiếp tục công việc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng khí giúp tinh thần và thể chất thoải mái hơn.

Nếu gặp vấn đề sức khỏe bạn cần xin tư vấn sức khỏe từ bác sĩ sớm nhất có thể, tránh tình trạng bệnh nặng hơn rồi mới chữa trị sẽ lâu hồi phục, tốn kém thời gian và tiền bạc hơn. Ứng dụng chăm sóc sức khỏe AloDoctor sẽ là cầu nối giữa bạn và bác sĩ nhanh hơn, chỉ cần cài đặt ứng dụng bác sĩ này và sử dụng hoàn toàn miễn phí.


Sponsor Ads


About Phuong Tran Advanced   SEO

22 connections, 0 recommendations, 125 honor points.
Joined APSense since, June 19th, 2016, From Ho Chi Minh city, Vietnam.

Created on Dec 31st 1969 18:00. Viewed 0 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.