Làm quen với 3 loại sơn chống cháy phổ biến hiện nay
Sơn chống cháy là vật liệu bảo vệ công trình khỏi tác động tiêu cực từ lửa khi có sự cố cháy nổ xảy ra và loại sơn này được sản xuất đặc biệt để phù hợp với từng loại chất liệu khác nhau.
Điểm danh một số loại sơn chống cháy cho từng chất liệu khác nhau
Sơn chống cháy là dòng sơn có thể chịu được nhiệt độ cao, có chức năng bảo vệ vật liệu công trình khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Tùy theo mỗi dòng sơn với khả năng chịu nhiệt khác nhau sẽ được quy định nhiệt độ tối đa là bao nhiêu. Sơn có khả năng bảo vệ các công trình có kết cấu thép, gỗ, dây cáp,...tránh khỏi sự ăn mòn, rỉ sét, đồng thời tăng tuổi thọ sử dụng của vật liệu. Sau đây là đặc điểm riêng biệt của từng loại sơn tương ứng với từng chất liệu khác nhau:
Dành cho cáp điện
Sơn được phủ theo chiều dọc của cáp điện. Công dụng để bảo vệ cáp, thang cáp và bó cáp. Loại sơn này được ứng dụng cho nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện, giàn khoan,...
Dành cho gỗ
Sơn chống cháy cho gỗ được sản xuất với đặc tính bám chặt vào gỗ, khi gặp lửa sẽ tự phồng lên và ngăn chặn ngọn lửa tiếp xúc với vật liệu gỗ bên trong. Ngoài ra, loại sơn này còn ngăn chặn ngọn lửa truyền nhanh hơn đồng thời ngăn cản nhiệt tỏa ra từ ngọn lửa lan đến các vật dụng khác. Nhờ đó bảo vệ được hao tổn tài sản cho hỏa hoạn gây ra.
Cho công trình kết cấu thép
Tương tự như sơn chống cháy cho gỗ hay cáp điện, nguyên lý hoạt động của sơn dành cho vật liệu thép cũng sẽ nở ra và phồng lên khi gặp nhiệt độ cao, tạo ra một lớp không khí để ngăn cản kết cấu thép với nhiệt độ từ ngọn lửa. Loại sơn này có thời gian chống cháy lên đến 180 phút, dùng được cho cả công trình trong nhà và ngoài trời.
Sơn chống cháy có tác dụng bảo vệ kết cấu các loại công trình. Sơn được sản xuất phù hợp với từng loại chất liệu công trình khác nhau. Có thể nói đây là một trong những giải pháp phòng cháy thụ động ( passive fireproofing protection )mang lại hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Comments