kinh nghiem su dung ca gai leo de chua benh

Posted by Lan Nguyen
2
May 9, 2016
210 Views

Thời gian gần đây nhiều người quan tâm đến cây cà gai leo, xem nó như một thần dược trị bá bệnh, từ đau răng, giải rượu, ho hen, dạ dày đến mỡ máu, viêm gan, ung  thư… TT&ĐS xin đăng ý kiến của chuyên gia về tác dụng của cây cà gai leo.


Người Mường gọi là cà gai leo là cà quẹng, một loại cây hoang mọc quanh năm, khắp nơi ở rừng núi Tây Nguyên. Cây cà gai leo có 2 loại: Một loại dạng thân bò, cành vươn dài bò dựa trên các cây khác, có thể dài 4 -6m (nên còn gọi là dây cà quẹng). Một loại khác cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 1,5 – 2m. Cả 2 loại đều giống nhau về hình dạng lá, hoa và tác dụng trị liệu cũng tương đương nhau.



Cà gai leo có tên khoa học là Solanum Procumhens Lous, thuộc họ cà Solanaceae. Cây cao từ 1 - 2m, khi có điểm tựa cành có thể dựa như dây leo hoặc bò lan ra đến 5-6m. Thân hóa gỗ, cây sống được nhiều năm nhưng không to, lá hình thuôn có sẻ thùy, toàn thân cây có gai cứng. Cụm hoa màu tím trắng, mọc ở nách lá. Quả mọng hình cầu nhỏ dưới 1cm, khi chín màu đỏ. Cây xanh tốt ra hoa và quả quanh năm. Cà gai leo có rất nhiều tên gọi khác nhau như cà dây, cà vạnh, cà lùm…Nhưng cái tên cà quẹng là một cái tên rất riêng, chưa từng có trong sách vở dược liệu…cũng như  trên inter-net. Cà quẹng hay rất nhiều những cây thuốc, vị thuốc khác mà nguời Mường đang sở hữu, sử dụng từ hàng ngàn năm qua, đó là vốn quý của dân tộc. Những phương thuốc quý giá ấy cần được bảo tồn, tôn vinh và phát triển.


Cà quẹng thường mọc tự nhiên trên những vùng đất ráo, thích hợp nhất ở những nơi đất tốt và nhiều ánh nắng như vệ đường, bờ rào nương rẫy, hoặc trong những khu rừng thấp có nhiều nắng. Rất ít khi thấy cây mọc dưới tán cây khác hoặc nơi trũng thấp. Cà quẹng chịu hạn rất tốt, cây xanh tươi quanh năm, ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, đông thời cũng ra quả song song trong suốt thời gian sinh sống. Toàn thân cây có gai màu vàng. Cây có vị đắng nên ít khi bị súc vật, trâu bò gặm nhấm.


Cà quẹng được người Mường sử dụng nhiều để làm thuốc trị các bệnh như đau nhức cơ thể, sốt rét rừng, vàng da do suy gan, dị ứng, ngộ độc rượu, ho lâu ngày, ho sản hậu… Qủa của nó còn làm thức ăn hằng ngày để nâng cao sức khỏe, nhất là phụ nữ sau sinh. Họ ăn quả cà gai quẹng ngâm muối, mà theo họ phục hồi sức lực nhanh , mẹ khỏe con ngoan, da dẻ hồng hào…Rất nhiều công dụng hữu ích mà cà cà quẹng mà cà quẹng đã mang lại cho con người.


Gần 40 năm qua, tôi được sống trong một làng Mường. Tôi rất ấn tượng về văn hóa Mường ngay từ đầu tiếp xúc. Dân cư trong làng có nét văn hóa đặc trưng, tương thân tương trợ, tự nguyện giúp đỡ nhau với tinh thần đoàn kết cao. Nếu ai ốm, làng sẽ đến thăm và hướng dẫn đi điều trị, trước tiên là dùng thuốc lá cây sẵn có của các bậc tiền bối trong làng. Các món ăn của người Mường cũng là một nét văn hóa đặc biệt mà ít nơi nào cũng có. Bởi hầu hết đều là món ăn vị thuốc, đa phần có vị đắng như món cà quẹng ngâm muối, ăn riết rồi cũng ghiền bởi vị đắng “ngọt ngào” của nó.


Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ mong gửi đến quý độc giả một góc nhỏ của bức tranh làng Mường, trong đó hình ảnh của cây cà gai leo. Và tôi khẳng định, tác dụng điều trị bệnh của cây cà gai leo là có thật! Toàn thân cây đều dùng làm thuốc được , từ rễ, lá, thân, quả, đều có chứa nhiều hoạt chất nhóm Ankaloid, Glyco-ankaloid có tác dụng trị liệu rất tốt. Dưới đây là những áp dụng trị liệu cà gai leo trong  Đông y:


Trong Đông y, cà gai leo có vị them tính ấm, hơi độc, dùng trị phong, tán hàn, tiêu độc, giảm đau, trừ ho, cầm máu… Dùng phối hợp điều trị nhiều bệnh như  đau nhức xương khớp, hạ mỡ máu, hạ men gan, làm mát cơ thể, giảm phát triển mụn ngoài da, giải độc cồn. Theo người Mường, quả cà gai leo dùng ngâm muối cho phụ nữ sau sinh ăn giúp phục hồi sinh lực nhanh., thải độc, cầm máu, chống ho hậu sản.



1/ Chữa viêm gan siêu vi: Diệp hạ châu 10g, Dừa gạn 10g, Linh chi 10g, Cà gai leo 20g. Tất cả cho vào siêu sắc 3 chén còn 1 chén, sắc 2 lần trộn chung chia đều ngày uống 1 thang, uống liên tục trong 6 tháng đi xét nghiệm lại sẽ cho kết quả rất tốt với bệnh viêm gan siêu vi.


2/ Chữa ho gà lâu ngày không khỏi: Cà gai leo (toàn thân sao vàng) 20g, Mạch môn đông 10, Thiên môn đông 10g, Thanh bì 10g tất cả đem sắc 3 nước chia đều uống, ngày dùng trong 1 tuần. Nếu là trẻ em (dưới 20kg) giảm nửa liều trên.


3/ Chữa đau nhức xương khớp, tê thấp: Cà gai leo 15g, Kê huyết đằng 10g, Bạch phục linh 10g, Lá lốt 10g tất cả đem sắc 2 nước, ngày dùng 1 than trong tuần.

-------------------------------

Mời các bạn xem thêm các bài viết về sản phẩm khác : Mercedes GLC 250Mercedes GLC 300

------------------------------


4/ Bài thuốc đơn trị liệu với cà gai leo: dùng 20 – 30g cả thân, lá, rễ cà gai leo khô, đem nấu sôi 20 phút với 1 lít nước, chắt ra uống thay trà trong ngày giúp hạ men gan, giảm mụn, giã rượu, giải độc cơ thể. Tuy nhiên chỉ dùng 1 tuần rồi ngưng vài ngày.


5/ Qủa cà gai leo ngâm muối là món ngon bổ dưỡng trị được nhiều bệnh, thích hợp cho phụ nữ sau sinh, giúp cầm máu, thải độc, phục hồi sinh lực khi cơ thể yếu ớt. Mỗi ngày có thể ăn từ 10 – 15 quả cà gai leo tươi ngâm muối để phục hồi sức khỏe.


Đó là khẳng định của sư bà Đinh Thị Nội – người thầy thuốc Mường nhiều năm hành nghề cứu người. Nay bà đã gần 90 tuổi, đang sống tại làng Mường, xã Hòa Sơn, huyện Krongbong, tỉnh ĐắkLắk. Sư bà là người duy nhất tiếp nối nghề làm thuốc nhiều đời từ tổ tiên của mình. Nay sư bà vẫn khỏe, ngày ngày vẫn lên núi tìm thuốc cứu người.



Khi nói về cây cà gai leo, sư bà tươi cười: “Cà gai leo là một cây thuốc quý, nó đã “theo” tôi hn 50 năm, dùng chữa bệnh gan rất tốt!”. Sư bà thường chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cuộc sống đơn giản thanh tao và đức độ ấy khiến ai cũng ngưỡng mộ và tỏ lòng yêu quý bà.


Tất cả các loại bệnh từ đơn giản đến nan y, khi đến với bà, hầu hết đều được chữa rất diệu kỳ. Bà đã giúp phục hồi sức khỏe cho chúng tôi lúc đó, những năm tháng gian nan nơi rừng thiêng nước độc, thuở “khai thiên lập địa” ở một nơi thiếu thốn mọi mặt,vùng kinh tế mới xa xôi. Những phương thuốc Nam đơn giản và hiệu nghiệm của bà đã giúp bà con trong vùng vượt qua bệnh tật. Cho đến bây giờ, nhiều phương thuốc quý giá đó vẫn cứu giúp đời mà y học hiện đại vẫn chưa thể giải thích được.


Trường hợp của chị Bùi Thị Huyền (ngụ tại làng Mường, xã Hòa Sơn) là một minh chứng sống cho việc sử dụng thuốc Nam, cụ thể là cây cà gai leo tại đây. Chị Huyền sinh 5 người con, lần nào cũng chỉ cần uống một ít thuốc lá cây của sư bà (trong 1 tháng  đâu) và ăn trái cà quẹng ngâm muối mỗi ngày. Vậy là chị có thể đi làm việc nương rẫy sau 3 ngày sinh con. Da dẻ người mẹ thì tươi tắn, sữa mẹ dồi dào, bé bụ bẫm. 2 tháng sau sinh, đôi má chị ửng hồng. Lần nào cũng như lần nấy, không một vết nám hay mụn gì, sức khỏe tốt cho mẹ và con.


Chị Huyền chia sẻ: “Không riêng gì tôi, tất cả những cô gái Mường ở đây hoặc những chị em nào làm theo cách này,tức là uống thuốc lá cây trong tháng đầu sau sinh, song song ăn trái cà quẹng đều xinh đẹp như vậy”. Trái cà quẹng giúp chị Huyền khỏe nhanh, lấy lại sinh lực để làm việc. Thường chị em sau khi sinh thì cơ thể yếu đuối, phải kiêng cữ đủ điều, mất mấy tháng su mới mong lấy lại vóc dáng. Nhiều người còn “xuống cấp” luôn từ dạo ấy, nhất là những lần sinh sau, “vòng 2” không còn cân đối nữa, làm cho các chị em phụ nữ rất khổ sở. Vóc dáng và làn da luôn là những điều mong mỏi của các chị em, để làm sao nhanh chóng lấy lại tự tin ngày nào trước khi hết thời hạn 6 tháng nghỉ hộ sản.


Cách làm cà quẹng muối rất đơn giản, chỉ cần hái quả tươi đem về, chọn quả còn xanh, không quá non, không bị vàng, đem rửa sạch, bỏ cuống, rồi ngâm vào nước muối 10% trong 1 hũ sành hoặc lọ thủy tinh, đậy kín khoảng 3 ngày sau là có thể dùng được. Mỗi bữa vớt ra ăn với cơm và nước tương, vị hơi đắng kèm một chút men chua nhẹ làm kích thích dịch vị, khiến bữa ăn thêm ngon. Cà quẹng vì thế đã trở thành món ăn vị thuốc mà ai đã ăn qua một lần thì không thể quên được.


Tôi rất quý những phương thuốc Nam đơn giản và hiệu nghiệm nơi đây. Cà gai leo cũng là một trong vô vàn những cây thuốc quý giá đang hiện diện phát triển trên vùng “đất thuốc” Tây Nguyên bao la. Thổ nhưỡng ở đây, đất bazan, nắng gió và không khí se lạnh thích hợp cho cây cỏ tích tụ được nhiều “chất thuốc”.


Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều nghịch lý trong sinh tồn của cây thuốc. “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”, với người thì “tiếng tăm” càng vang xa càng tốt, nhưng với cây thuốc thì ngược lại, cây “rất sợ” nổi tiếng, vì cây dễ bị tận diệt bởi nguồn lợi kinh tế. Người ta sẽ đua nhau tiềm kiếm đào chặt hết cây mà không nghĩ đến chăm sóc gìn giữ. Các nguồn lợi thiên nhiêng khác ở Việt Nam cũng đang bị tận diệt như vậy. Cần lắm ý thức cộng động để cuộc sống của chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn.

Comments
avatar
Please sign in to add comment.