Benh Tieu Duong Tuyp 2 la gi? Co Chua Khoi Duoc Khong?

Posted by Ngan Truyen
6
Jul 30, 2018
534 Views
Image

Theo thống kê cho thấy, cứ 10 người mắc bệnh tiểu đường, có đến 9 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Như vậy, có đến 90% trường hợp bị tiểu đường tuýp 2 trong số người mắc bệnh tiểu đường. Điều đáng nói, số người mắc bệnh tiểu đường lại đang ngày càng tăng cao nên việc tìm hiểu về căn bệnh tiểu đường nói chung, bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng là vô cùng cấp bách.

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Trước tiên, các bạn cần biết về định nghĩa của bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường.

Theo Hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhược cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Như vậy, bệnh tiểu đường chính là sự rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) khiến đường không được đưa vào tế bào mà lại nằm lại trong máu khiến đường huyết tăng cao.

Các chuyên gia cho rằng bệnh tiểu đường chia làm các loại: tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là cao nhất, vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Ở trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể tiết ra insulin không đủ hoặc có hiện tượng kháng insulin nên đường không thể đi vào tế bào và nạp năng lượng cho tế bào gây ra tình trạng đường tích tụ lại trong máu.

Những đối tượng dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 là người trên 40 tuổi và người bị béo phì. Điều đang lo ngại người bệnh thông thường không phát hiện ngay vì căn bệnh cứ diễn biến âm thầm cho đến khi cơ thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Những dấu hiệu thông thường của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần lưu ý bao gồm: mắt nhìn mờ, cơ thể dễ sụt cân, mệt mỏi, ăn nhiều nhưng hay đói, uống nhiều nhưng hay khát, đi tiểu nhiều lần, đau tê chân tay, vết thương lâu lành.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUYP 2 LÀ GÌ? CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Nếu nhận thấy có thể có những triệu chứng trên dù chưa rõ ràng, bạn cũng cần đi kiểm tra ngay đường huyết ở các cơ sở y tế uy tín nhằm xác định rõ tình trạng đường huyết và có biện pháp phòng bệnh hoặc chữa trị kịp thời.

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa khỏi không?

Liên đoàn đái tháo đường (IDF) đã công bố trong năm 2017 vừa qua ước tính có khoảng 425 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh tiểu đường. Đến năm 2045 sẽ có khoảng 700 triệu người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Những con số biết nói trên cho thấy số người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng. Như vậy, bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không? Rất tiếc, trên thế giới hiện nay chưa tìm ra được phương pháp trị tận gốc căn bệnh này.

Vì thế, khi xác định đã bị mắc bệnh, bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân hiện tại ra sao, đường huyết ở mức nào và thực hiện các phương pháp khống chế lượng đường trong máu ở mức an toàn. Bạn cần chuẩn bị tâm lý sống chung với bệnh suốt đời vì đây là căn bệnh mãn tính.

Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết ở các mức sau sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Lúc đói và trước khi ăn: từ 90 – 130mg/dl
  • Sau bữa ăn khoảng 2 tiếng: từ 140 – 180mg/dl
  • Trước khi đi ngủ: từ 110 – 150mg/dl

Tại nhà, bạn luôn cần trang bị máy đo đường huyết có thương hiệu rõ ràng và độ chính xác cao để thường xuyên kiểm tra khi cần. Đặc biệt, vùng lấy máu cần được vệ sinh kỹ và lấy máu đúng cách.

3. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Rất nhiều người thường hay thắc mắc liệu bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Câu trả là CÓ, căn bệnh này còn có mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì nếu không kiểm soát bệnh lý kịp thời, bạn hoàn toàn có thể bị tử vong bởi các biến chứng do bệnh gây ra.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kể đến gồm:

Biến chứng về mắt: Những bệnh nhân bị tiểu đường được chẩn đoán trên 15 năm thì có tới 80-95% nguy cơ tổn thương võng mạc. Tổn thương này xuất hiện bởi lượng đường trong máu quá cao khiến tầm nhìn bị hạn chế, nặng hơn sẽ dẫn đến mù lòa.

Biến chứng về tim mạch: Người bị bệnh tiểu đường dễ dẫn đến tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa. Biến chứng này khiến nguy cơ tử vong của bệnh nhân cao hơn. Đặc biệt, ở đối tượng tuổi cao, béo phì, tăng huyết áp, ít vận động, tiền sử bệnh tim càng dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm này.

Biến chứng về thần kinh: Đây là hiện tượng dây thần kinh bị tổn thương do lượng đường trong máu tăng cao. Các mạch máu nhỏ nuôi thần kinh bị tổn thương làm sự cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh bị suy giảm theo.

Biến chứng về thận: Khoảng 20-40% bệnh nhân tiểu đường có xuất hiện biến chứng về thận. Các triệu chứng của bệnh thận thường là nước tiểu bất thường, hiện tượng phù, thiếu máu, buồn nôn, ngứa da, khó thở, có vị kim loại trong miệng.

Biến chứng nhiễm trùng: Do lượng đường trong máu cao dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây ra các bệnh nhiễm trùng ở chân, răng lợi, vết mổ, đường tiểu, đường sinh dục.

Với các biến chứng nguy hiểm như vậy, các bạn cần hết sức lưu ý thường xuyên kiểm tra đường huyết và duy trì ở mức an toàn. Tốt nhất, bạn cần thực hiện đầy đủ các phương pháp phòng bệnh ngay từ bây giờ thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lí.

4. Các thực phẩm hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả tại nhà

Việc phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ không quá phức tạp nếu bạn thực hiện được chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày. Sau đây là những lời khuyên về các loại thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần biết.

Chất bột đường: Các bạn nên lựa chọn thực phẩm thuộc nhóm Carb phức tạp vì chứa chỉ số GI (chỉ số đường huyết thực phẩm) ở mức thấp hoặc trung bình. Đồng thời đây cũng là những loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường nên các bệnh nhân cần lưu ý. Điển hình là các loại thực phẩm như: lúa mạch, gạo lứt, đậu nành, khoai lang, khoai mỡ, bột yến mạch,…

Chất đạm: Những loại thực phẩm chứa chất đạm tốt cho sức khỏe có thể kể đến là thịt cá, thịt gia cầm bỏ da, trứng và các loại đậu.

Chất béo: Các bạn cần ưu tiên những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong máu và là những acid béo thiết yếu. Những nguồn cung cấp chất béo tốt gồm dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu mè

Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 là gì? Có Chữa Khỏi Không? Có Nguy Hiểm Không?

Chất xơ: Nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ hòa tan sẽ rất tốt cho cơ thể vì có khả năng điều hòa đường huyết, tăng lợi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như bơ, chuối, cà rốt, hạnh nhân, rau mồng tơi,….

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý tránh xa những loại thực phẩm chứa đường nhân tạo như kẹo ngọt, bánh ngọt, hạn chế bia, rượu và các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ mới giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

5. Các thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 tốt nhất

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được nhiều người tin dùng và đánh giá cao. Có thể kể đến các sản phẩm sau đây:

Thực phẩm chức năng chứa thành phần dây thìa canh

Dây thìa canh là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường và có nguy cơ bị tiểu đường vì có nhiều tác dụng quý giá như: hạ và ổn định đường huyết nhanh, hạ lipid máu, giảm mỡ, cholesterol trong máu, ức chế hấp thu glucose ở ruột.

Những thực phẩm chức năng sản xuất từ thành phẩn dây thìa canh có công dụng giúp cơ thể giảm hấp thu đường, tăng chuyển hóa và sử dụng đường, hạ đường huyết, ổn định đường huyết lâu dài, giảm HbA1C, giảm cholesterol và lipid máu, giảm mỡ máu xấu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Để phòng ngừa bị tiểu đường, các bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa thành phần dây thìa canh mỗi ngày với liều lượng vừa phải.

Thực phẩm chức năng chứa thành phần khổ quá rừng

Đông y lẫn Tây y đều khẳng định rằng khổ qua rừng rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm cholesterol và ổn định đường huyết.

Các chất Charatin, Vicine và Polypeptide-p trong trái, dây và lá khổ qua rừng hoạt động độc lập hoặc kết hợp để giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Những thực phẩm chức năng chứa thành phần khổ qua rừng có thể kể đến Trà khổ qua rừng Mudaru và Viên uống khổ qua rừng Mudaru của công ty cổ phần TNB Việt Nam sản xuất.

Những sản phẩm mang thương hiệu Mudaru đã giúp nhiều khách hàng trên cả nước phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường rất tốt khi dùng đều đặn mỗi ngày.

Với những hiểu biết cặn kẽ về căn bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp bạn và người thân biết cách chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích trên đây đến những người bạn yêu quý nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

----------

Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/benh-tieu-duong-tuyp-2-la-gi-co-chua-khoi-khong-co-nguy-hiem-khong/

1 people like it
avatar
Comments
avatar
Please sign in to add comment.