Articles

Ăn cải bó xôi có tác dụng gì đối với sức khỏe hay không ?

by Hai Le I'm Marketer

Cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm. Các món ăn được chế biến từ cải bó xôi được xem là “thần dược” trong y học để phòng và chữa nhiều bệnh lý.

1. Cải bó xôi là cải gì ?

Cải bó xôi hay còn được gọi là rau chân vịt, rau bina, loại rau này được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích ăn để bổ sung chất dinh dưỡng, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Cải bó xôi ít calo, đường và chất béo nên rất tốt sức khỏe và rau này cũng dễ dàng nấu nhiều món ăn ngon.

2. Những tác dụng của cải bó xôi ( rau chân vịt ) mà bạn nên biết

Dưới đây là những tác dụng cải bó xôi tốt cho sức khỏe:

cong-dung-dac-biet-cua-cai-bo-xoi-ma-ban-nen-biet-voh-1

Cải bó xôi có rất nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe

2.1 Hỗ trợ giảm cân

Cải bó xôi có mức calo và chất béo thấp nhưng giàu dinh dưỡng và chất xơ. Đây là các yếu tố giúp hỗ trợ giảm cân cực hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa táo bón, kiểm soát đường huyết tốt.

2.2 Chống ung thư tuyến tiền liệt

Carotenoid là chất chống oxy hóa mạnh, tham gia tích cực vào việc khống chế sự phân chia của các tế bào gây ung thư. Carotenoid được tìm thấy trong cải bó xôi có khả năng phòng và ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

2.3 Chống ung thư buồng trứng

Một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người ăn nhiều rau có chứa chất kaempferol (thuộc nhóm flavoinoid) giảm đến 40% so với những người hấp thụ chất này ít hơn. Hàm lượng chất này đặc biệt có nhiều trong cải bó xôi, trà xanh, cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh.

2.4 Giúp xương chắc khỏe

Vitamin K rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Một chén cải bó xôi luộc chín cung cấp nhiều hơn 10 lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của một người.

Vitamin K giúp giảm sự kích hoạt osteoclast, một loại tế bào gây phá vỡ cấu trúc xương trong thời gian ngắn. Ngoài ra, vitamin K cũng thúc đẩy sự tổn hợp osteocalcin, một loại protein cần thiết cho việc duy trì sự chắc khỏe cho xương.

Có thể nói, cải bó xôi là loại rau xanh thích hợp để thay thế cho các sản phẩm từ sữa nhờ cung cấp canxi thiết yếu, ngăn ngừa loãng xương. Thực phẩm này cũng là nguồn protein tuyệt vời dành cho người ăn chay, giúp tăng cường các mô cơ cũng như hỗ trợ sự phát triển collagen.

2.5 Tốt cho mắt

Luteun là 1 loại carotenoid có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt như bệnh thoái hóa điểm đen và đục thủy tinh thể ở người già, thường có trong các loại rau có màu xanh, đặc biệt là cải bó xôi, cải xoăn và bông cải xanh.

2.6 Bảo vệ tim mạch

Để chữa các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, đái tháo đường luôn cần những dưỡng chất có ích để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Hai loại vitamin C và A tập trung nhiều trong cải bó xôi. Vì vậy, có thể kể thêm một công dụng đặc biệt của cải bó xôi nữa đó là hỗ trợ những người bệnh tim mạch hiệu quả.

2.7 Hỗ trợ tiêu hóa

Cải bó xôi chứa nhiều chất xơ và nước, cả hai đều giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2.8 Giúp tóc và da khỏe mạnh

Rau bina chứa nhiều vitamin A, giúp điều hòa việc sản xuất dầu trong lỗ chân lông trên da và nang lông để dưỡng ẩm cho da và tóc. Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của tất cả các mô cơ thể, bao gồm cả tóc và da.

2.9 Hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng

Loại rau này chứa các chất chống oxy hóa làm giảm các tác hại của gốc tự do, tác động tiêu cực đến tầm nhìn và gây ra các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp.

2.10 Điều trị rối loạn đông máu

Cải bó xôi giàu vitamin k giúp tạo ra prothrombin có khả năng điều trị chứng rối loạn đông máu, tình trạng chảy máu quá mức và đồng thời duy trì chức năng gan bằng cách kích thích sản xuất glycongen

2.11 Hỗ trợ quá trình trao đổi chất dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên ăn cải bó xôi thường xuyên vì lượng protein trong cải này dễ phân hủy thành các axit amin cần thiết cho con người. Chúng làm tăng khả năng trao đổi chất dinh dưỡng, các cơ quan trong cơ thể hoạt động ở mức tối ưu.

2.12 Tăng trưởng cơ bắp

Cải bó xôi làm giảm tình trặng căng thẳng của cơ bắp bằng cách tăng cường các mô cơ. Hàm lượng kẽm, magie và các chất dinh dưỡng khác giúp cơ thể ngủ ngon, cơ thể phục hồi nhanh hơn.

2.13 Giảm viêm

Cải bó xôi giúp giảm một số bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, hen suyễn, viêm xương khớp và thậm chí hỗ trợ điều trị chứng đau đầu.

2.14 Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Một trong các chất dinh dưỡng trong cải bó xôi là sắc tố lutein, hợp chất này làm giảm sự xuất hiện chứng xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Do protein của cải bó xôi có xu hướng làm giảm chất béo và cholesterol trong mạch máu.

2.15 Chống loét dạ dày

Loại cải này và một số rau khác có khả năng bảo vệ màng nhầy dạ dày, ngăn ngừa được bệnh loét dạ dày vì trông cải này có chất glycoglycerolipid tăng cường hệ tiêu hóa ngăn ngừa bất kỳ triệu chứng viêm nào gây hại cho cơ thể

2.16 Hệ thần kinh

Cải bó xôi giúp duy trì các chức năng của não, đặc biệt là ở những bệnh nhân tuổi cao. Hàm lượng viamin C, vitamin K, folate giúp duy trì hệ thần kinh hoạt động bình thường, nó cũng có thể cải thiện khả năng xử lý của não.

2.17 Hạ huyết áp

Loại rau này chứa nhiều kali nên được khuyến cáo dành cho người bị huyết áp cao sử dụng, vì kali có thể làm giảm tác động natri trong cơ thể. Khi lượng kali trong cơ thể thấp sẽ có thể gây tình trạng huyết áp cao.

3. Một số món ăn, bài thuốc từ cải bó xôi

Cải bó xôi thường được chế biến thành rất nhiều món ăn, có thể ăn sống hoặc chín. Tuy nhiên, các món chín thường sẽ giàu dinh dưỡng hơn.

Dưới đây là một số gợi ý về món ăn cũng như bài thuốc được chế biến từ cải bó xôi:

cong-dung-dac-biet-cua-cai-bo-xoi-ma-ban-nen-biet-voh-2

Tìm hiểu cách chế biến cải bó xôi thành món ăn dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh

3.1 Nhuận trường, thông đại tiện

Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho cải bó xôi vào đun sôi lại là dùng được.

3.2 Tăng tiết dịch tụy mật, các tuyến nội tiết

  • Nguyên liệu: 300g cải bó xôi rửa sạch, xắt sợi nhỏ, 50g cật heo, 50g gan bò, 3g hành tây.
  • Thực hiện: Đem tất cả nguy liệu nấu trong 500ml nước, nêm 1/3 muỗng bộ nêm, cho thêm 3 tép đầu hành lá. Ăn sáng, trưa, chiều liên tục trong 3 tuần.

3.3 Bổ trợ tim suy

  • Nguyên liệu: 250g cải bó xôi, 150g dây lá chùm bao, 5g cam thảo
  • Thực hiện: Sao, khử thổ chung 3 thứ với nhau rồi tán nhuyễn uống liên tục với nước sôi để nguội.

3.4 Chống hoại huyết

  • Nguyên liệu: 150g cải bó xôi, rửa sạch, xắt sợi nhỏ, ngâm chung với 1/3 muỗng cà phê muối khoảng 1 giờ.
  • Thực hiện: Sao, khử thổ, tán nhuyễn. Lúc khát, pha 1 muỗng canh trong 30ml nước đun sôi để nguội. Uống 1 - 4 lần/ngày. Liên tục trong 10 ngày.

3.5 Chống thiếu máu, hạ huyết áp

  • Nguyên liệu: 100g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ½ muỗng cà phê bột nêm, 3g hành tây cắt khoanh.
  • Thực hiện: Nấu các nguyên liệu với 3 chén nước  đến khi còn 1 chén. Ăn cái, uống nước ngày 2 lần.

3.6 Trị mắt quáng gà

  • Nguyên liệu: 500g cải bó xôi tươi
  • Thực hiện: Nghiền nát lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần.

3.7 Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó

  • Nguyên liệu: Cải bó xôi tươi 300g
  • Thực hiện: Cho cải vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.

3.8 Chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị

  • Nguyên liệu: 100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối
  • Thực hiện: Lấy nguyên liệu nấu với 3 chén nước đến khi còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.

3.9 Cần cho thai phụ

Ăn cải bó xôi trong 3 tháng đầu mang thai giúp hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai.

Khuyến cáo: Những người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến cải nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ để không làm mất nguồn dinh dưỡng.

4. Ăn nhiều rau chân vịt có tốt không ?

Mặc dù rau chân vịt ( cải bó xôi ) ăn hàng ngày là an toàn, nhưng mọi người nên cẩn thận sử dụng. Nhưng nếu sử dụng quả nhiều rau chân vịt mỗi ngày sẽ gặp các vấn đề sau:

  • Axit oxalic và purin: Ăn quá nhiều rau chân vịt có thể làm cản trở khả năng hấp thụ chất khoáng chất trong cơ thể vì axit oxalic liên kết với kẽm, magie và canxi nên cơ thể không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Lượng purin và oxatlic cao trong người có thể gây ra các tình trạng như sỏi thận, gout vì axit oxalic trong loại rau này có thể hình thành sỏi canxi, còn hàm lượng purin cao sẽ làm trầm trọng bệnh gout dẫn đến sưng, viêm khớp.
  • Vitamin K: Khi đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên ăn rau chân vịt vì loại rau này giàu hàm lượng vitamin K, chất dinh dưỡng sẽ phản ứng với thuốc chống đông máu và ảnh hưởng đáng kể tới các yếu tố đông máu khác có trong máu.
  • Tiêu hóa: Việc ăn quá nhiều rau chân vịt sẽ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu và chuột rút vì cơ thể cần tốn thời gian quá trình tiêu hóa lượng rau chân vịt quá nhiều và không thể chuyển hóa hết cùng một lúc. 
  • Histamine: Loại rau này có thể gây ra tác dụng dị ứng với da và vài phản ứng dị ứng ở một số người.
  • Có một vài vấn đề nghiêm trọng như ngộ độc bởi rau bị nhiễm khuẩn E.coli do thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ
  • Các biến chứng khác như huyết áp thấp, run, nôn mửa, co giật và mạch yếu

5. Rau cải bó xôi nấu món gì ngon ?

Cải bó xôi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm như thịt bò, cá, dầu hào,...sẽ tạo ra những món ăn ngon, tăng chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là một số món ăn từ cải bó xôi bạn có thể nấu tại nhà:

  • Cải bó xôi xào dầu hào
  • Canh cải bó xôi thịt bằm
  • Cơm trộn thịt bò cải bó xôi
  • Cháo cá hồi, cải bó xôi
  • Cải bó xôi trộn
  • Cải bó xôi xào tỏi

6. Rau cải bó xôi kỵ với gì ?

6.1 Rau cải bó xôi không nên nấu với gì ?

Cải bó xôi rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải thực phẩm nào cũng nấu chung được với loại cải này. Có những loại thực phẩm khi nấu chung với cải bó xôi sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu,..cụ thể như:

Cải bó xôi với đậu và khoai lang

Vì cải bó xôi, đậu và khoai lang đều là những thực phẩm chứa rất nhiều axit phytit. Loại axit này liên kết với canxi có thể tạo thành muối và đào thải ra cơ thể. Vì vậy để tránh lãng phí canxi thì bạn không nên kết hợp các loại thực phẩm này với nhau

Cải bó xôi với tôm

 Cải bó xôi là thực phẩm giàu axit phytit nên khi kết hợp nấu với tôm, thì hợp chất với canxi trong cơ thể có thể tạo ra muối và tự đào thải ra ngoài. Vậy nên không nên nấu cải bó xôi với tôm vì không hấp thụ được canxi mà còn lãng phí chất dinh dưỡng.

6.2 Những đối tượng không nên ăn cải bó xôi ( rau chân vịt )

Mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng những đối tượng không nên ăn cải bó xôi để tránh các tác hại nguy hiểm:

  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người bị sỏi thận, sỏi mật và bệnh thận
  • Người sau phẫu thuật
  • Người bị bệnh gout

7. Dinh dưỡng trong cải bó xôi ( rau chân vịt )

Theo số liệu từ Trang cơ sở dữ liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi vô cùng dồi dào, một số chất dinh dưỡng điển hình được lấy từ 100g cải bó xôi như sau:

  • Nước: 91.4 g
  • Năng lượng: 23 KCal
  • Carbohydrate (đạm): 2.86 g
  • Chất béo: 0.39 g
  • Chất xơ: 2.2 g
  • Canxi: 99 mg
  • Sắt: 2.71 mg
  • Photpho: 49 mg
  • Kali: 558 mg
  • Vitamin C: 28.1 mg
  • Vitamin K: 482,9 µg
  • Vitamin E: 2.03 mg
  • Vitamin A: 9377 iu
  • Vitamin B1: 0.078 mg 
  • Vitamin B2: 0.189 mg
  • Vitamin B3: 0.724 mg
  • Vitamin B6: 0.195 mg
  • Vitamin B9: 195 µg

Như vậy, việc sử dụng cải bó xôi trong các bữa ăn gia đình giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung chất dinh dưỡng là hoàn toàn cần thiết. Mặc dù tác dụng của cải bó xôi tốt cho sức khỏe nhưng cũng nên sử dụng có liều lượng và đúng cách để không gây ra các dụng phụ ngoài ý muốn.


Sponsor Ads


About Hai Le Advanced   I'm Marketer

14 connections, 0 recommendations, 265 honor points.
Joined APSense since, March 18th, 2018, From Hồ Chí Minh City, Vietnam.

Created on Jun 9th 2021 22:46. Viewed 195 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.