Articles

Vi sao cac tac dung cua qua le lai tot cho suc khoe ?

by Hai Le I'm Marketer

Lê là loại quả vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Ăn quả lê thường xuyên là một cách hiệu quả để bạn nâng cao sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tật.

1. Tìm hiểu về quả lê

Lê là một loại cây trồng lâu năm, có tên khoa học là Pyrus, thuộc hộ Hoa hồng (Rosaceae)

1.1 Đặc điểm của quả lê

Lê là loại cây thân gỗ, có kích thước từ 10 – 17m với tán lá cao và hẹp, một số loại cây lê có dạng cây bụi. Lá lê mọc so le, dạng lá đơn, màu xanh lục. Hoa lê có màu trắng, một số loại cây lê có cho hoa màu hồng hoặc vàng.

Quả lê: Dinh dưỡng, công dụng và lưu ý khi ăn 1
Quả lê có hình dáng bên ngoài khá giống với quả táo (Nguồn: Internet)

Quả lê có hình chuông, là “họ hàng” gần với quả táo nên hình dáng bên ngoài khá giống nhau. Điểm khác biệt chính giữa lê và táo là ở phần cùi thịt của quả lê chứa thành bào (hay còn gọi là “sạn”).

1.2 Nguồn gốc quả lê

Quả lê có nguồn gốc ở các vùng ven biển cũng như ôn đới của châu Âu, Bắc Phi và châu Á.

Trước đây, tại Việt Nam quả lê thường được nhập khẩu từ nước ngoài. Trong những năm gần đây một số tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang đã nhập các giống lê về  trồng và cho trái thu hoạch vào khoảng tháng 7 hàng năm.

1.3 Phân loại quả lê

Tùy vào từng khu vực địa lý, từng nước, quả lê sẽ có hình dạng và mùi vị khác nhau. Một số loại lê phổ biến được phân loại như sau:

  • Quả lê Mỹ: Có vỏ ngoài màu đỏ hơi vàng, đôi khi pha chút xanh. Quả có hình thon dài, phía trên nhỏ, phía dưới phình to. Cân nặng trung bình từ 200 – 300gr.
  • Quả lê Nam Phi: Có vỏ ngoài xen kẽ 3 màu: xanh – vàng – đỏ. Điểm đặc trưng của loại lê này là không có hạt bên trong. Mỗi quả nặng từ 200 – 300gr.
  • Quả lê Việt Nam: Lê Việt Nam được chia thành nhiều giống, một số giống lê phổ biến là lê xanh, lê nâu, lê đường, lê Mắc cooc... Đặc trưng của các loại lê này thường có vỏ ngoài khá xấu so với các loại lê ngoại nhập. Quả có hình dạng nhỏ, vị chua ngọt. Mỗi quả nặng từ 100 – 200gr.

2. Ăn lê có tác dụng gì?

Lê là loại trái cây ngọt ngào, chúng không chỉ ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của quả lê đối với sức khỏe con người:

2.1 Thúc đẩy sức khỏe đường ruột

Lê là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như quả lê sẽ giúp đường ruột hoạt động trơn tru, ngăn ngừa được tình trạng táo bón.

2.2 Chứa hợp chất thực vật có lợi

Một trong những tác dụng của quả lê chính là giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt. Lê chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như chất anthocyanins có thể giúp cải thiện sức khỏe tim và củng cố mạch máu, chất lutein và zeaxanthin có thể giúp tăng cường thị lực.

Quả lê: Dinh dưỡng, công dụng và lưu ý khi ăn 2
Chứa hợp chất thực vật có lợi có lợi cho sức khỏe tim mạch và tăng cường thị lực (Nguồn: Internet)

2.3 Giúp chống viêm

Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu tình trạng viêm kéo dài dẫn đến mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hay tiểu đường tuýp 2.

Lê là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid, có thể giúp chống lại chứng viêm, từ đó làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Hơn thế, trong quả lê còn chứa một số vitamin và khoáng chất như đồng, vitamin C và K cũng có tác dụng chống lại chứng viêm.

2.4 Hỗ trợ chống ung thư

Hàm lượng chất anthocyanin và axit cinnamic trong quả lê được chứng minh là có khả năng chống lại bệnh ung thư (1) (2) (3) bao gồm ung thư phổi, dạ dày và bàng quang.

Ngoài ra, thường xuyên ăn những loại trái cây giàu chất flavonoid như quả lê cũng có thể giúp chống lại bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng (4) (5) (6).

Lưu ý: Ăn nhiều các loại trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu và quả lê không được coi là một sự thay thế để điều trị ung thư.

2.5 Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lê – đặc biệt là những loại lê có màu đỏ - có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy, những người ăn trái cây giàu anthocyanin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (7) (8)

Xem thêm: Cách kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 để sống ‘hòa bình’ với nó, tránh biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, chất xơ trong quả lê cũng có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

2.6 Phòng ngừa loãng xương

Quả lê: Dinh dưỡng, công dụng và lưu ý khi ăn 3
Ăn lê giúp phòng ngừa chứng loãng xương (Nguồn: Internet)

Lê chứa nhiều boron và các khoáng chất vi lượng giúp cơ thể hấp thụ canxi, vì vậy rất tốt cho xương. Khi cơ thể thiếu boron sẽ khó hấp thụ các khoáng chất như photphat, magie... khiến xương dễ bị loãng và gãy, các khớp dễ bị vôi hóa.

2.7 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Ăn lê còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa như procyanidin, quercetin có thể giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm viêm và các yếu tố nguy của bệnh tim như cao huyết áp.

Bên cạnh đó, thường xuyên ăn lê cũng là một cách để bạn phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Trong một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 20.000 người đã xác định cứ ăn 25gr trái cây thịt trắng hàng ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 9% (9).

2.8 Giảm cân

Lê là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, nhiều nước và chất xơ, vì thế ăn lê có thể giúp bạn giảm cân.

2.9 Chăm sóc da và tóc

Quả lê chứa nhiều vitamin A và C cùng các hợp chất chống oxy hóa như zeaxanthin, lutein... có tác dụng giúp da sáng mịn và làm giảm các tác động lão hóa trên da.

Ngoài ra, thành phần vitamin C trong quả lê sẽ giúp sản sinh collagen để giúp tóc suôn mượt, cơ thể luôn trẻ trung, ngăn ngừa tình trạng lão hóa.

Xem thêm: Biểu hiện của làn da đang ‘xuống cấp không phanh’ ở phụ nữ trung niên

3. Bà bầu ăn lê được không?

Quả lê: Dinh dưỡng, công dụng và lưu ý khi ăn 4
Lê là loại trái cây bổ dưỡng mẹ bầu có thể ăn được (Nguồn: Internet)

Lê cũng là một trong những loại trái cây tốt cho phụ nữ mang thai. Loại quả này có thể cung cấp cho mẹ bầu nhiều nguồn dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.

Xem thêm: Bà bầu ăn lê có tốt không? 7 lý do này sẽ giúp mẹ ‘giải tỏa’ lo lắng

Tuy nhiên, bà bầu ăn lê cũng chỉ trong một giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Theo đó, số lượng lê mẹ bầu có thể tiêu thụ là từ 1 – 3 quả lê nhỏ/ngày. Không uống nước ép lê hoặc ăn loại trái cây này khi bụng đói.

4. Lợi ích khi cho trẻ ăn dặm với lê

Cùng với táo, lê cũng là một trong các loại quả giàu vitamin, khoáng chất để cho bé ăn dặm.

Các món ăn dặm từ quả lê không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể của bé như giúp cải thiện tiêu hóa, bù nước, bảo vệ hô hấp...

Xem thêm: ‘Bật mí’ 4 món ăn dặm từ trái lê ngọt thơm, bổ dưỡng để bé ăn ngon miệng mà mẹ ‘nhàn tênh’

5. Tác hại của quả lê khi ăn nhiều

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe quả lê đối với người bình thường, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ, thì quả lê cũng tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe. Đặc biệt, loại quả này cũng có những “kiêng kỵ” với một số loại thực phẩm nhất định.

Tiêu thụ quá nhiều lê cùng lúc có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày. Những người đang bị ho, cảm lạnh, lạnh bụng cũng được khuyến cáo không nên ăn nhiều quả lê để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Ngoài ra, quả lê còn “kiêng kỵ” khi được sử dụng chung với một số một thực phẩm sau đây:

  • Thịt ngỗng: Ăn thịt ngỗng cùng với lê sẽ kích thích thận làm việc quá tải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nước đun sôi: Nếu ăn lê và uống nước đun sôi cùng một lúc sẽ làm kích thích đường tiêu hóa, gây tả.
  • Củ cải trắng: Ăn lê cùng củ cải trắng sẽ có thể khiến bạn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
  • Rau dền: Nếu ăn rau dền và lê trong cùng một bữa ăn, bạn có thể bị nôn và rối loạn tiêu hóa.

6. Những món ngon từ lê hấp dẫn

Do có vị ngọt mát dễ ăn nên quả lê được xem như một thức quả tráng miệng quen thuộc của nhiều gia đình. Hơn thế, loại trái cây này cũng có thể làm ra được nhiều món ngon hấp dẫn và độc đáo.

Bên cạnh món nước ép lê quen thuộc thì bạn còn có thể làm được các món ăn ngon bồi bổ cơ thể từ quả lê như:

  • Thăn lợn nướng lê
  • Salad lê và rau củ
  • Lê bỏ lò
  • Mứt lê kẹp bánh mì
  • Lê hấp đường phèn
  • Lê hầm mật

7. Cách chọn lê ngon

Những quả lê trồng ở Việt thường sẽ cho quả vào tháng 7 hàng năm, nhưng bạn có thể mua lê ở bất kỳ tháng nào vì chúng có thể được nhập khẩu từ nước ngoài.

Quả lê: Dinh dưỡng, công dụng và lưu ý khi ăn 5
Nên biết cách chọn lê ngon để mua quả nào "chuẩn" quả đó (Nguồn: Internet)

Nhìn từ hình dáng bên ngoài quả lê khá đẹp mắt, nhưng hương vị chưa chắc đã ngon, vì thế, khi mua bạn cần biết cách chọn lê ngon. Dưới đây là những điểm bạn cần quan sát khi mua lê:

7.1 Nhìn vào rốn quả lê

Khi mua lê, bạn hãy nhìn vào rốn quả lê (phần lõm ở dưới đáy của lê). Nếu thấy rốn lê sâu, nhẵn và gọn gàng thì đây là quả lê cái. Quả lê cái thường sẽ phát triển đầy đủ, hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời nên sẽ nhiều nước, vị ngọt giòn và ngon hơn.

Những quả lê to cồng kềnh, có phần rốn nông và không thường sẽ cho hương vị kém hơn.

7.2 Hình vào hình dạng quả lê

Nên chọn những quả lê có hình dáng đều đặn, căng tròn bởi chúng thường giòn và nhiều nước.

Không chọn những quả lê có hình dạng bất thường vì phần thịt quả sẽ phân bố không đều, hương vị cũng nhạt nhẽo. Loại lê này thường có thịt thô, ít nước, và ăn không ngon.

7.3 Nhìn vào vỏ quả lê

Một trong những mẹo chọn lê ngon là nên chọn những quả lê ít đốm, nhạt màu và da mịn hơn.

Nếu sờ vào vỏ quả lê cảm cảm giác không đều thì đó là những quả lê thô, thiếu độ ẩm. Nếu thấy trên vỏ có xuất hiện những đường màu nâu chứng tỏ trái lê đó đã cũ và mất đi độ ẩm. Đặc biệt, nếu thấy trên vỏ có đốm đen thì tốt nhất là không nên mua.

7.4 Trọng lượng

Nên chọn mua những quả lê có cùng kích cỡ, cầm nặng tay. Nếu những quả lê to nhưng cầm thấy nhẹ tay thì có thể quả lê đã bị để lâu, nước không còn nhiều.

8. Thành phần dinh dưỡng của quả lê

Như đã nói, lê có nhiều giống loại khác nhau, tuy nhiên, theo các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của quả lê cho thấy, dù là loại lê nào thì cũng đều chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Calo: 101
  • Chất đạm: 1gr
  • Carbs: 27gr
  • Chất xơ: 6gr
  • Vitamin C: 12% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin K: 6% DV
  • Kali: 4% DV
  • Đồng: 16% DV

(Thành phần dinh dưỡng được tính trong 178gr lê tươi)

Có thể thấy, lê một loại trái cây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật có lợi. Những chất dinh dưỡng này không chỉ giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật mà còn giúp điều trị một số bệnh lý. Do đó, hãy thêm lê vào chế độ ăn uống hàng ngày để nhận về những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.


Sponsor Ads


About Hai Le Advanced   I'm Marketer

14 connections, 0 recommendations, 265 honor points.
Joined APSense since, March 18th, 2018, From Hồ Chí Minh City, Vietnam.

Created on May 24th 2021 22:53. Viewed 136 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.