Tac dung cua qua muop trong viec chua benh ma ban chua he biet
Mướp không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc với mọi người mà còn được dùng làm vị thuốc. Các bộ phận của cây mướp đều có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Mướp hay còn gọi là mướp hương, mướp ta (tên khoa học: Luffa cylindrica). Mướp được trồng để lấy quả xanh, được dùng như một loại rau hoặc được trồng làm cảnh.
Thành phần dinh dưỡng của mướp
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Nước | 95.1 g |
Năng lượng | 17 KCal |
Đạm | 69 g |
Chất béo | 0.2 g |
Chất đường bột | 2.8 g |
Chất xơ | 0.5 g |
Sắt | 0.80 mg |
Magie | 14 mg |
Photpho | 45 mg |
Kali | 139 mg |
Vitamin C | 8 mg |
Vitamin A | 0 μg |
Vitamin B2 | 0.06 mg |
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram mướp |
Chính nhờ những các chất dinh dưỡng trong quả mướp vô cùng dồi dào và đa dạng nên mướp sẽ có tác dụng ức chế khuẩn cầu, chống viêm lợi nướu, chống lại các nếp nhăn da ở phụ nữ… được y học đánh giá cao trong việc phòng và điều trị nhiều loại bệnh lý.
Tác dụng của quả mướp
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng của mướp trong Đông y là điều kinh, chỉ đới, bình can, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh, thông đại tiểu tiện….
- Chữa đại tiện ra máu do trĩ
Một trong những công dụng của mướp là chữa trị chứng đi đại tiện khó khăn do bệnh trĩ. Bạn có thể dùng hoa mướp nấu nước uống hoặc dùng quả mướp nấu canh ăn hàng ngày sẽ có tác dụng giúp nhuận tràng.
- Làm thông sữa mẹ
Quả mướp có tác dụng làm chữa tắc sữa, giúp thông sữa mẹ. Phụ nữ sau sinh nên ăn mướp vì mướp có tác dụng làm kích thích quá trình tiết sữa. Có thể áp dụng bằng cách nghiền nát mướp, lấy nước uống cùng với rượu, hoặc đun sôi mướp tươi với chút muối ăn, lấy nước uống. Nếu người mẹ bị tắc ống dẫn sữa không uống được sữa công thức để bổ sung lại lượng sữa cho bé thì có thể thông sữa bằng cách này.
Quả mướp có tác dụng làm thông sữa mẹ (Nguồn: Internet)
- Giúp giải nhiệt
Nước ép từ quả mướp có thể dùng làm nước giải khát cho ngày hè, bởi các thành phần dinh dưỡng trong mướp có thể thanh nhiệt cơ thể.
- Mướp và công dụng làm đẹp da
Quả, lá và dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Để xóa nếp nhăn trên mặt bạn có thể dùng nước ép từ trái, lá hoặc dây mướp trộn cùng mật ong hoặc trộn với nước ép dưa chuột để bôi lên mặt.
- Viêm da do tiếp xúc, dị ứng, lang ben trên mặt
Những người bị viêm da do tiếp xúc dị ứng, lang ben trên mặt có thể dùng quả mướp rửa sạch để ráo, giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn thương, đắp sau vài ngày sẽ thấy được công hiệu.
Lưu ý: Với những trường hợp sử dụng hỗn hợp từ mướp đắp, bôi trực tiếp lên da cần đảm bảo được các yếu tố như: nguyên liệu sạch, không thuốc trừ sâu...
Một số món ăn ngon từ mướp
Quả mướp có rất nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Quả mướp cũng có thể được làm thành nhiều món ăn ngon như:
- Canh mướp nấu thịt vừa thanh đạm vừa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, rất tốt cho sức khỏe.
- Chân giò heo nấu mướp có công dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh, bởi các công dụng lợi sữa.
- Ngoài ra, một số món ăn khác từ mướp như: mướp hương xào tôm thịt, lươn hấp mướp,... cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, theo Đông y các bộ phận của mướp đều có tính hàn lương (mát). Cho nên, khi ăn nên ăn mướp nấu chín, không nên xào tái.
Công dụng chữa bệnh từ các bộ phận khác của mướp
Không chỉ có quả mướp mới có nhiều công dụng chữa bệnh mà hầu như tất các các bộ phận của mướp như: lá mướp, dây mướp, xơ mướp, thịt mướp…đều có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh lý khác nhau.
Xơ mướp: Có vị ngọt, tính bình, tác dụng kháng viêm, thông mạch, lợi tiểu. Thường dùng để điều trị đau thấp khớp, đau cơ, đau ngực, mất kinh, phù thủng và dùng để cầm máu.
Không chỉ quả mướp, xơ mướp cũng có thể làm vị thuốc chữa bệnh (Nguồn: Internet)
Lá mướp: Có vị đắng và chua, tính hơi lạnh. Tác dụng của lá mướp dùng để kháng viêm, làm long đờm, chống ho nên thường được dùng để trị ho, đau đầu. Ngoài ra, lá mướp còn dùng để cầm máu vết thương.
Hạt mướp: Có vị ngọt, tính bình, tác dụng làm thông mạch chóng hoa, làm long đờm. Đông y thường dùng hạt mướp để chữa ho, đờm dãi nhiều, bệnh giun đũa và táo bón.
Rễ mướp: Có vị ngọt, tính bình, giúp kháng viêm nên thường dùng chữa viêm mũi và viêm xoang.
Tua, cuốn mướp: Thường dùng để chữa đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản.
Những ai không nên ăn mướp thường xuyên ?
Do mướp chứa khá nhiều công dụng, nhất là những bộ phận trái mướp đều có tính chất bình, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải trừ độc nên sử dụng quả mướp nhiều cũng không ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Những trường hợp không nên dùng trái mướp thường xuyên: Những ai hay đau bụng, tỳ vị kém, bị liệt dương hay là đi đại tiện phân nát, lỏng.
Tùy từng đối tượng khác nhau, công dụng của trái mướp cũng có sự khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, do vậy sử dụng mướp như thế nào, tác dụng tới đâu không giống nhau đối với mỗi người.
Tài liệu tham khảo:
- Sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, NXB Đồng Tháp.
- Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
- Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế.
Nguồn: http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/kham-pha-cong-dung-cua-qua-muop-trong-dieu-tri-benh-294605.html
Theo VOH Online
Post Your Ad Here
Comments