Articles

Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn chi tiết cho người mưới bắt đầu

by Hoang Gh Digital
SWOT là một trong những công cụ phân tích và thiết lập chiến lược trong Marketing vừa hữu hiệu lại vô cùng đơn giản dành cho doanh nghiệp, giúp họ có được cái nhìn tổng quan và xây dựng được một chiến lược hoạt động trong dài hạn. Vậy SWOT là gì? Cùng HoangGH tìm hiểu trong bài viết sau đây.

swot là gì

SWOT là gì?

SWOT là từ viết tắt của 4 cụm từ tiếng Anh, tương ứng với 4 thành tố. Bao gồm:

  • Strengths có nghĩa là điểm mạnh
  • Weaknesses có nghĩa là điểm yếu
  • Opportunities có nghĩa là cơ hội
  • Threats có là thách thức

4 Thành tố trên hợp lại với nhau tạo thành mô hình ma trận SWOT. Mô hình này được ứng dụng phổ biến trong phân tích doanh nghiệp. Nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, hình thành cơ sở phát triển vững chắc.

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

Phân tích mô hình SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.

Nói tóm gọn, phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

  • Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
  • Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
  • Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
  • Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Xác định mô hình SWOT cực kì quan trọng. Vì nó sẽ quyết định bước tiếp theo để đạt được mục tiêu là gì. Người lãnh đạo nên dựa vào ma trận SWOT xem mục tiêu có khả thi hay không. Nếu không thì họ cần thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.

Dưới đây là một số trường hợp ứng dụng phân tích mô hình SWOT:

  • Lập kế hoạch chiến lược
  • Brainstorm ý tưởng
  • Đưa ra quyết định
  • Phát triển thế mạnh
  • Loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu
  • Giải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính …

Mô hình SWOT trong marketing

Mô hình SWOT phù hợp để áp dụng trong nhiều lĩnh vực và marketing cũng phải ngoại lệ.

Khi xây dựng một chiến lược tiếp thị bất kỳ, bạn cần vận dụng phân tích ma trận SWOT để tìm ra thách và cơ hội. Bên cạnh đó là hiểu rõ điểm và điểm yếu của mô hình tiếp thị sẽ áp dụng.

Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT gồm tập hợp 4 thành tố giống như trong khái niệm SWOT là gì (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats).

Với mô hình này đóng vai trò như công cụ hỗ trợ nhà quản trị hoạch định chiến lược lường trước mối rủi ro tiềm tàng và tìm cách đối mặt với chúng.

Từ mô hình SWOT, nhà phân tích cũng có thể đánh giá những đối thủ mà doanh nghiệp cần phải cạnh tranh. Từ đó, thiết lập kế hoạch tiếp thị phù hợp nhất để thương hiệu, sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng.

Các yếu tố cơ bản trong mô hình SWOT

4 Yếu tố cấu thành mô hình SWOT bao gồm Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats. Phân tích SWOT chính là chúng ta đi phân tích 4 khía cạnh đó.

Các yếu tố trong phân tích SWOT

Các yếu tố trong phân tích SWOT

Strength – Thế mạnh

Yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT là Strength, tức Điểm mạnh, bao gồm các phần được liệt kê trong ảnh trên:

Như bạn có thể đoán, yếu tố này giải quyết những điều mà doanh nghiệp đặc biệt làm tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, hay nguồn nhân lực tuyệt vời, bộ máy lãnh đạo xuất sắc,..

Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên: Điểm mạnh, bằng cách liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như sau:

  • Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
  • Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
  • Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
  • Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?

Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể giúp bạn xác định điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.

Đừng quên cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng ngành. Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy cứ viết ra những Unique Selling Proposition (USP) của công ty và có thể bạn sẽ tìm ra điểm mạnh từ những đặc điểm đó.

Ngoài ra bạn cũng cần nghĩ tới đối thủ.

Chẳng hạn nếu tất cả đối thủ khác đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa hẳn là lợi thế của bạn.

Weakness – Điểm yếu

Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành yếu điểm cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thể nhìn ra những thiếu sót cần thay đổi.

Liệu bạn có nhận ra: Điều gì khiến kế hoạch kinh doanh Quý rồi không có kết quả? Câu trả lời rất có thể nằm xuất phát từ một hay nhiều những yếu điểm tại ảnh trên:

Tương tự, tôi cũng có danh sách vài câu hỏi giúp bạn tìm ra điểm yếu:

  • Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
  • Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
  • Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
  • Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
  • Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
  • Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?

Đối với điểm yếu, bạn cũng phải có cái nhìn tổng quan về khách quan và chủ quan: Đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không? Những điểm yếu người khác thấy mà bạn không nhận ra? Hãy thành thật và thẳng thắn đối diện với điểm yếu của mình.

Opportunity – Cơ hội

Tiếp theo trong các yếu tố phân tích SWOT là Opportunity – Cơ hội. Doanh nghiệp bạn có đang sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng được tạo ra bởi đội ngũ marketing? Đó là một cơ hội. Doanh nghiệp bạn đang phát triển một ý tưởng mới sáng tạo sẽ mở ra “đại dương” mới? Đó là một cơ hội khác nữa.

Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:

  • Xu hướng trong công nghệ và thị trường
  • Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
  • Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
  • Sự kiện địa phương
  • Xu hướng của khách hàng

Một số câu hỏi mà tôi gợi ý bao gồm:

  • Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/hỗ trợ khách hàng hiện có hay hỗ trợ khách hàng tiềm năng?
  • Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
  • Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?
  • Phương pháp tối ưu quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?
  • Có ngân sách, công cụ hoặc tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức hay không?
  • Hay, những kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác?

Nói tóm lại, yếu tố phân tích SWOT này bao gồm mọi thứ bạn có thể làm để cải thiện doanh số, hoặc thúc đẩy sứ mệnh doanh nghiệp mình.

Threat – Rủi ro

Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threat – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.

Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.

Dù vậy, tất nhiên sẽ có nhiều Thách thức hay Rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà không thể lường trước được, như thay đổi môi trường pháp lý, biến động thị trường, hoặc thậm chí các Rủi ro nội bộ như lương thưởng bất hợp lý gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Ma trận SWOT là gì?

Phân tích rõ 4 thành tố của SWOT thôi không vẫn chưa đủ nếu chúng chỉ nằm trên giấy. Việc tiếp theo bạn cần làm là kết hợp nguồn tài nguyên hiện có, huy động thêm nguồn lực để tiến đến mục tiêu nhanh nhất.

ma trận swot

Ma trận SWOT thường được trình bày dưới dạng bảng liệt kê

Ma trận SWOT lúc này đóng vai như một phác thảo định hình chỉ ra điểm mạnh điểm yếu. Nếu là điểm mạnh thì cần phát huy, còn với điểm yếu thì nên tìm cách khắc phục.

Nhờ vào sơ sơ ma trận này, bạn có thể mường tượng ra thách thức cần đối mặt khi thực thi chiến dịch. Đồng thời, chuẩn bị tiềm lực để nắm bắt tốt cơ hội.

Ma trận SWOT thường được trình bày dưới dạng bảng liệt kê yếu tố cấu thành thành điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Nhà phân tích khi đó có thể dễ dàng theo dõi đối chiếu từng yếu tố phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp hoặc một chiến lược bất kỳ.

Tại sao phải phân tích ma trận SWOT?

Phân tích ma trận hay sơ đồ SWOT trong mọi ngành nghề kinh doanh hay một dự án nào đó giúp mọi người hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có nguy cơ đối mặt.

Nhờ vào mô hình SWOT, nhà phân tích sẽ tối ưu được mục tiêu, tập trung nâng cao thế mạnh. Đồng thời, không ngừng khắc phục điểm yếu.

Ma trận SWOT cũng giúp định hình rõ ràng hơn cơ hội. Việc nắm bắt tốt cơ hội sẽ khiến quá trình đạt đến thành công nhanh hơn.

Ngoài ra việc xác định đúng nguy cơ luôn rất cần thiết để loại bỏ vật cản trên con đường thực thi một chiến dịch nào đó.

Cách phân tích và lập chiến lược SWOT hiệu quả trong marketing

Sơ đồ SWOT mà doanh nghiệp vẫn hay sử dụng thường trình bày theo dạng hệ thống gồm 4 ô vuông, tương ứng với thành tố. Trong khi phân tích bạn nên liệt kê từng mục theo dạng danh sách.

Thiết lập Ma trận SWOT

Trình bày phân tích SWOT dưới dạng ma trận giúp bạn dễ dàng lập chiến lược theo từng yếu tố. Trước hết, tôi sẽ chuyển bảng yếu tố SWOT ở trên thành ma trận trước.


Sponsor Ads


About Hoang Gh Advanced   Digital

15 connections, 0 recommendations, 112 honor points.
Joined APSense since, July 29th, 2021, From Hanoi, Vietnam.

Created on Nov 3rd 2021 21:39. Viewed 420 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.