Articles

Ám ảnh làng ung thư: Sống trong sợ hãi

by Nguyễn Hồng đời chỉ đẹp khi còn ôm giấc mộng

Theo tin nong trong ngay mới đưa tin Ngươi dân xã Ngoc Lu (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phât lên nhơ nuôi lợn, nhưng ô nhiêm va cac loai bênh ung thư cung theo đo ma… phât theo.

Xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) hiện có hơn 2.000 hộ dân thì có khoảng 1.600 hộ nuôi lợn. Người dân phất lên nhờ nuôi lợn, nhưng ô nhiễm và các loại bệnh ung thư cũng theo đó mà… phất theo.
Phập phù tương lai
Chúng tôi về Ngọc Lũ đúng vào những ngày nắng nóng lên đến cực điểm khiến bầu không khí vốn đã quá ngột ngạt bởi mùi hôi thối bởi phân, chất thải từ hàng chục ngàn con lợn thải ra môi trường, càng thêm ngột ngạt, đặc quánh một mùi thum thủm. Đưa tay áo lên lau mồ hôi nhễ nhại trên mặt, tôi cảm giác như quần áo, da thịt mình cũng đã bị mùi hôi thối ấy bám chặt.
Nghe tôi nói muốn tìm hiểu tình trạng ung thư ở làng, chàng trai trẻ Lê Huy Đáng, ở đội 7 nhiệt tình: "Tưởng gì chứ ung thư ở đây thì anh đi bất kỳ đội nào, hỏi bất kỳ ai người ta cũng chỉ cho anh".
Người đầu tiên tôi gặp là chị Nguyễn Thị Phương, 37 tuổi, quê ở Nghệ An, theo chồng về ở thôn 3, Ngọc Lũ từ 17 năm nay. Hiện chồng chị là anh Nguyễn Văn Cảnh, 40 tuổi, bị ung thư máu, còn mẹ chồng chị bị ung thư phổi.
"Nhà neo người nên tôi chỉ nuôi được 50-60 con lợn, nhưng mấy năm nay, thu nhập từ đàn lợn không đủ chi phí chữa bệnh cho chồng, mẹ chồng. May nhờ có người nhà ở nước ngoài hỗ trợ thêm, chứ nếu không chưa chắc chồng tôi sống được đến giờ. Năm nay thấy anh ấy xuống lắm rồi, chưa biết trụ được thêm bao lâu nữa. Làng này nhiều người chết vì ung thư lắm rồi".
Ám ảnh làng ung thư: Sống trong sợ hãi
Có hàng trăm con kênh mương ở Ngọc Lũ dùng để "tải" chất phân lợn ra môi trường như thế này
Chị Phương cho biết tin tuc mới, nếu chồng chị không qua khỏi thì sau khi lo xong cho chồng và mẹ chồng, chị sẽ dắt 2 con về quê Nghệ An sống.
"Tôi lo nhất là tương lai các con, sống ở nơi ô nhiễm thế này, ai biết được lúc nào ung thư sẽ hỏi thăm tôi, rồi sau này còn các con tôi nữa", chị nói.
Ghé nhà bà Bùi Thị Chung, 50 tuổi, ở đội 6, có chồng là ông Nguyễn Đức Định, bị ung thư dạ dày từ 3 năm nay, chúng tôi thấy căn nhà xây khá khang trang, nhưng khi đã yên vị trên bộ salon gỗ trong phòng khách rất sạch sẽ, tôi vẫn cảm thấy mùi hôi phảng phất trong bầu không khí.
Đón ly nước từ tay bà Chung, tôi ngại ngùng không dám đưa lên miệng, mặc dù đang khát khô cổ. Bà Chung nói: "Đàn lợn nhà tôi bình quân khoảng trên dưới trăm con, cũng có làm hầm biogas dung tích 25m3. Hầm này chủ yếu để lấy gas làm chất đốt thôi, phần lớn chất thải vẫn thải ra ngoài. Chúng tôi biết rõ về tình trạng ô nhiễm, nhưng chẳng biết làm thế nào. Vì bây giờ không nuôi lợn thì biết sống bằng gì? Thôn này cũng nhiều người bị ung thư lắm, nhiều người chết rồi".
Bà Chung cho biết, hiện chồng bà đã cắt bỏ ¾ dạ dày, sức khỏe chưa đến mức quá tệ, nhưng bệnh thì vẫn đeo đẳng không hết. Và định kỳ hằng tháng vẫn phải lên tận Hà Nội điều trị, mỗi lần đi tốn không ít tiền.
Ám ảnh làng ung thư: Sống trong sợ hãi
Những đàn lợn nằm dưới vũng phân, nước thải
"Chú biết rồi đấy, điều trị ung thư tốn tiền lắm, nếu không có đàn lợn thì lấy tiền đâu thuốc thang cho ông ấy. Chưa kể mọi chi phí khác trong nhà trông cả vào đàn lợn".
Gia đình bà Trần Thị Mùi, ở đội 7, có đàn lợn từ 2- 3 trăm con, cho biết: "Ở đây nước giếng từ lâu không ai dám dùng, nhưng ngay cả nước máy cũng có màu vàng vàng, cảm giác có mùi. Không biết họ lọc có sạch không?".
Để chứng minh, bà Mùi dẫn tôi ra khu vực vòi nước, tại đây có vòi nước giếng, chỉ dùng để tắm, rửa chuồng lợn, còn vòi nước máy để sinh hoạt, ăn uống. Sau khi xả nước giếng ra chiếc chậu nhôm, tôi thấy nước có màu vàng khè như nhiễm phèn nặng. Sau đó, bà Mùi tiếp tục xả vòi nước máy ra thau, mặc dù không vàng như nước giếng, nhưng nước máy cũng không được trong và nhiều cặn theo nước ra.
Ông Lê Huy Đáng, chồng bà Mùi, cười nói vui mà sao nghe thấy xót: "Mình nuôi lợn, xả chất thải ra sông Châu Giang, nhà máy lấy nước sông này lọc lại cho mình dùng. Cuối cùng, con lợn vẫn quay lại với mình, chẳng mất đi đâu".
Hơn 200 người sống chung với ung thư
Đó là khẳng định của bà Trần Thị Hạnh, cán bộ Trạm Y tế xã Ngọc Lũ. "Ô nhiễm ở Ngọc Lũ ngày càng kinh khủng. Mấy năm nay, năm nào cũng có hơn chục người chết vì ung thư, có nhà ngoài khu chợ, 3-4 người cùng bị. Mà ở đây người ta không đi khám đâu.
Ám ảnh làng ung thư: Sống trong sợ hãi
Nước máy ố vàng, ô nhiễm
Đến khi nào đổ bệnh rồi, không đi làm được nữa họ mới đi khám, xét nghiệm, lúc đó mới phát hiện ung thư. Từ mấy năm nay, đã có không biết bao nhiêu đoàn cán bộ từ Trung ương đến tỉnh về đây khảo sát, lấy mẫu xét nghiệm ô nhiễm rồi, nhưng họ đến rồi đi, chẳng thấy có động tĩnh gì", bà Hạnh nói.
"Hiện nay, chúng tôi chưa có số liệu chính xác số người bị ung thư, nhưng ước khoảng hơn 200. Điều đáng nói là có thể nhiều người đã bị ung thư, nhưng không đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ nên không phát hiện ra. Từ 10 năm nay, ước khoảng 150 người chết vì ung thư các loại", ông Đinh Ngọc Mão, nguyên Bí thư xã Ngọc Lũ.
Ngọc Lũ hiện có hơn 2.000 hộ dân thì khoảng 1.600 hộ nuôi lợn. Hộ nuôi ít nhất cũng ngót trăm con, nhiều nhất lên đến hơn ngàn con. Đa số đều có làm hầm biogas, nhưng mỗi hầm chỉ 25-30 m3. Với dung tích này, hầm chỉ giải quyết chất thải cho đàn lợn 20-30 con. Phần lớn phân, nước thải còn lại cho ra môi trường.
Ở Ngọc Lũ, nhiều người không nuôi lợn cũng bị ung thư, như trường hợp bà Trần Thị Định, 56 tuổi, nhà ở sát ủy ban xã, chỉ buôn bán tạp hóa chứ không nuôi lợn, cũng bị ung thư vú từ 3 năm nay, hiện mỗi tháng bà Định phải bỏ ra mấy ngày để đi điều trị kết hợp cả Đông và Tây y.
"May mắn là kinh tế gia đình tôi không đến nỗi nào, chứ như nhiều người khác thì chắc gì đã sống được đến giờ. Nhưng chính vì đổ tiền nuôi bệnh mà kinh tế gia đình không thể khá lên", bà Định nói.
Trong khi hầu hết những người bị ung thư chỉ "trụ" được 2-3 năm thì ông Trần Trung Hiếu, 57 tuổi, ở đội 11, bị ung thư phổi lại khá may mắn khi sống chung với ung thư từ 7 năm nay.
Ông Hiếu cho biết, mấy người bạn cùng tuổi với ông cũng bị ung thư và đều đã chết, riêng ông thì vẫn khá khỏe mạnh và mỗi tháng đi tái khám, bác sĩ rất ngạc nhiên khi kết luận bệnh của ông cứ "dậm chân tại chỗ", không bớt nhưng không xấu đi. Để có sự may mắn này, ông Hiếu cho biết, ngoài tinh thần thoải mái, không lo nghĩ, toàn bộ lương hưu và thu nhập từ kinh tế gia đình cả chục triệu đồng, ông đều đổ hết vào nuôi bệnh.
"Tính cả mấy người mới chết thì ở đội 11 chúng tôi có hơn chục người bị ung thư. Còn nhiều người khác có triệu chứng nhưng chưa đi khám. Ở xã này 10 người chết thì có 8 người chết vì ung thư. Còn nguyên nhân ung thư nhiều có phải do ô nhiễm hay không thì tôi không dám khẳng định, vì tôi không phải nhà chuyên môn. Nhưng mức độ ô nhiễm thế nào thì chắc nhà báo đã nắm rõ rồi", ông Hiếu nói.

Sponsor Ads


About Nguyễn Hồng Advanced   đời chỉ đẹp khi còn ôm giấc mộng

0 connections, 0 recommendations, 123 honor points.
Joined APSense since, January 11th, 2015, From hà nội, Vietnam.

Created on Dec 31st 1969 18:00. Viewed 0 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.