Articles

Làm Sao Để Ăn Mướp Đắng Đúng Cách Và Không Gây Hại Cho Sức Khỏe?

by Pham Duy Suc Khoe

Chủ Đề: Ăn Mướp Đắng Đúng Cách

Mướp đắng là loại cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí, có quả ăn được và thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Làm Sao Để Ăn Mướp Đắng Đúng Cách Và Không Gây Hại Cho Sức Khỏe?

1. Lợi ích của mướp đắng

Tuy có vị đắng, nhưng đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh mướp đắng có lợi ích rất tốt cho sức khỏe người dùng, cụ thể là:

Hỗ trợ điều trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2: mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose.

Làm đẹp da: mướp đắng giúp da giảm mụn và mịn màng hơn.

Giảm lượng cholesterol: mướp đắng có khả năng làm giảm lượng cholesterol giúp thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ.

Giúp giảm cân:  mướp đắng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít calo giúp kiểm soát cân nặng tốt.

Tăng cường hệ miễn dịch: mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh, có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp điều trị chứng trào ngược dạ dày và khó tiêu.

Ngoài ra, mướp đắng còn đem đến nhiều lợi ích khác nữa nếu chúng ta biết dùng đúng cách.

2. Hướng dẫn ăn mướp đắng đúng cách

Tuy mướp đắng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ bị tác dụng ngược, nhận lấy nhiều tác hại không mong muốn.

Dưới đây là những điều cần lưu ý về việc ăn mướp đắng đúng cách.

Đầu tiên, các bạn cần lưu ý không ăn mướp đắng khi đói bụng.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, tạo cảm giác bỏng rát, đau bụng, cồn cào hoặc tiêu chảy.

Mướp đắng nên được ăn trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

Mỗi ngày, chúng ta chỉ nên ăn tối đa hai quả mướp đắng và tối đa bốn lần trong một tuần. Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ gây hại đến dạ dày và hạ đường huyết quá mức gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong quả mướp đắng có chứa p-insulin có cấu trúc, đặc điểm và hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nếu dùng mướp đắng quá nhiều sẽ khiến đường huyết giảm đột ngột, chóng mặt, vã mồ hôi, choáng và ngất.

Khi ăn mướp đắng, các bạn có thể luộc, hấp, xào hay kho. Tuy nhiên cần lưu ý bỏ hột ra trước khi chế biến.

Trong hạt mướp đắng, người ta chiết xuất ra hai chất đắng là alpha và beta momorcharin có độc với tế bào gan, nhất là ở gan trẻ em.

Những người bị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ cũng không nên ăn mướp đắng quá nhiều.

Ở những trường hợp thiếu men G6PD di truyền không nên sử dụng mướp đắng vì gây ra tình trạng tan máu cấp tính.

Vì trong hạt mướp đắng có chứa chất vicine, có thể tạo ra nhiều men oxy hóa khử trên màng tế bào, gây hư hại màng tế bào và gián tiếp làm tan máu ở bệnh nhân có nguy cơ cao.

Những đối tượng tuyệt đối không nên dùng mướp đắng là phụ nữ có thai và cho con bú.

Mướp đắng có khả năng kích thích cơ trên co mạnh làm tăng co bóp của tử cung, gây xuất huyết hoặc kích thích sẩy thai.

Phụ nữ đang cho con bú khi ăn mướp đắng có thể truyền chất độc trong quả mướp đắng qua đứa con khi cho bú nên phải cẩn thận đối với loại quả này.

Các bạn cũng nên lưu ý cách chọn mướp đắng an toàn trước khi chế biến.

Những quả an toàn sẽ có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân li ti, an toàn cho sức khỏe.

Ngược lại, những quả có màu xanh mướt, thân phình to, da láng bóng có thể đã được bón nhiều chất đạm, chất kích thích sinh trưởng dễ gây nhiễm độc khi ăn.

Vì mướp đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng. Nhưng nếu không ăn đúng cách theo những hướng dẫn trên sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.

Chúng tôi mong rằng với những hướng dẫn ăn mướp đắng đúng cách trên đây, các bạn đã có được nguồn thông tin hướng dẫn hữu ích trong bữa ăn hàng ngày.

Mời các bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân vì lợi ích sức khỏe của mọi người.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

 


Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/lam-sao-de-an-muop-dang-dung-cach-va-khong-gay-hai-cho-suc-khoe/


Sponsor Ads


About Pham Duy Freshman   Suc Khoe

1 connections, 0 recommendations, 25 honor points.
Joined APSense since, December 15th, 2017, From Tp HCm, Vietnam.

Created on Mar 6th 2018 06:58. Viewed 523 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.