Articles

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

by Namphat Company Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát

Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu thuộc lĩnh vực ngoại thương.Nếu bạn chưa biết có các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu nào? Thì mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Table of Contents [Hide]

 

1.Thứ nhất là phương thức thư tín dụng(L/C):

- Thư tín dụng là một trong những phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho các nhà xuất nhập khẩu. Vì thư tín dụng có liên quan đến sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính như ngân hàng làm trung gian. Việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Sau đó sẽ xác nhận các điều khoản, điều kiện thương mại, bên nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng bên mình thanh toán số tiền đã thỏa thuận cho ngân hàng của bên xuất khẩu. Kế tiếp ngân hàng của bên nhập khẩu sẽ gửi thư tín dụng để làm bằng chứng về việc đưa đủ tiền và hợp pháp cho ngân hàng của người bán. Thanh toán chỉ được chuyển khi cả hai bên dều đáp ứng tất cả các điều kiện đã thỏa thuận và lô hàng đã được vận chuyển.
- Thư tín dụng còn được viết tắt là LC ( tên đầy đủ là Letter of Credit), hay còn được gọi là tín dụng thương mại ngân hàng hoặc tín dụng chứng từ.
- Phương thức thư tín dụng có ưu điểm là ngân hàng có chức năng là bên trung gian thu chi giùm mà còn là người đại diện cho bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, bảo đảm cho bên xuất khẩu được nhận tiền tương xứng với hàng hóa mà bên xuất khẩu đã cung cấp, và đồng thời bảo đảm cho bên nhập khẩu nhận được số lượng hàng hóa cũng như chất lượng tướng xứng với số tiền mà mình đã thanh toán.

Phương thức thanh toán thư tín dụng

2.Thứ hai phương thức chuyển tiền ( có tên tiếng anh là Remittance):

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế mà khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người nhận ở một địa điểm nhất định, ở hình thức chuyển tiền trước trả hàng sau. Vì nếu chuyển hàng hóa trước thì bên xuất khẩu sẽ ở vị trí bất lợi, vì khi chuyển hàng hóa xong cho bên nhập khẩu mà vì một lý do nào đó mà bên nhập khẩu chậm chuyển tiền cho ngân hàng sẽ dẫn đến bên xuất khẩu lâu sẽ nhận được tiền. Nên vì thế nhờ phương thức chuyển tiền thì vị trí bất lợi đó sẽ chuyển cho bên nhập khẩu ở chỗ là bên nhập khẩu sẽ phải chuyển tiền thanh toán trước cho bên xuất khẩu rồi mới nhận được hàng hóa.

3.Thứ ba phương thức nhờ thu ( tên tiếng anh là Collection of payment):

- Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế nhờ thu hối phiếu cộng thêm chứng từ nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên xuất khẩu. Bên xuất khẩu, xuất hàng hóa cho bên nhập khẩu xong thì sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở bên nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu do bên xuất khẩu lập ra.
- Phương tức nhờ thu của phương thức thanh toán quốc tế bao gồm hai loại: nhờ thu trơn và nhờ thu chứng từ .
+ Nhờ thu trơn: thì bên xuất khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền dựa trên hối phiếu còn chứng từ sẽ gửi thẳng cho bên nhập khẩu. Nhờ vậy mà ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán (trong đó chứng từ đã gửi cho bên nhập khẩu nên vì thế ngân hàng sẽ không thể bắt bên nhập khẩu thanh toán nhanh được) và điều đó sẽ gây bất lợi cho bên xuất khẩu vì chứng từ đã giao ước trước khi nhận tiền nên có thể bên nhập khẩu sẽ trì hoãn việc thanh toán tiền.
+ Nhờ thu chứng từ: bên xuất khẩu sẽ không chuyển trực tiếp chứng từ cho bên  nhập khẩu mà sẽ gửi cho ngân hàng, yêu cầu bên nhập khẩu thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng mới giao chứng từ để được nhận hàng.

Phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền nhờ thu

4.Thứ tư phương thức ghi sổ ( tên tiếng anh là open account):

- Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán quốc tế mà bên xuất khẩu sẽ mở một tài khoản để ghi nợ cho bên nhập khẩu sẽ trả tiền cho bên xuất khẩu vào khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Phương thức thanh toán quốc tế này chỉ đảm bảo và an toàn khi hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, đã mua bán qua lại với nhau nhiều lần và bên nhập khẩu có uy tín trong việc thanh toán tiền.
- Khi sử dụng phương thức thanh toán quốc tế này nhiều khi có chứa nhiều rủi ro, ngân hàng sẽ không tham gia trong việc mở tài khoản và thực hiện việc thanh toán. Chỉ đến khi đến thời điểm thanh toán theo thỏa thuận thì bên nhập khẩu mới thông qua ngân hàng của mình để thanh toán tiền đã nợ cho bên xuất khẩu. Lưu ý trong nghiệp vụ này chỉ có bên xuất khẩu mới mở tài khoản để ghi các khoản tiền hàng còn bên nhập khẩu sẽ không mở tài khoản, và nếu như có mở thì tài khoản chỉ dùng để theo dõi chứ không có giá trị thanh toán ở hai bên.

Phương thức thanh toán uỷ thác mua hàng

5.Thứ năm phương thức ủy thác mua hàng ( tên tiếng anh là Authority to purchase):

- Phương thức ủy thác mua hàng là phương thức thanh toán quốc tế theo yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu  ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở bên xuất khẩu phát hàng  ủy thác mua hàng cam kết sẽ mua hối phiếu của bên xuất khẩu  ký phiếu với điều kiện xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản trong ủy thác mua hàng và phải được đại diện bên nhập khẩu xác nhận thanh toán.
- Phương thức ủy thác mua hàng thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị máy móc, những sản phẩm hàng hóa có kỹ thuật công nghệ cao. Bản chất của phương thức thanh toán quốc tế này là bên nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu chuyển tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của bên xuất khẩu ký phát.

Và đó là những gì mà tôi đã thu thập và tìm kiếm được về các phương thức thanh toán quốc tế xuất nhập khẩu để có thể chia sẻ cho bạn. Tôi sẽ rất vui khi bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn nhiều trong vấn đề tìm hiểu các phương thức thanh toán.  

Tham khảo thêm bài viết liên quan:


Sponsor Ads


About Namphat Company Advanced   Công ty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Nam Phát

39 connections, 0 recommendations, 199 honor points.
Joined APSense since, November 7th, 2019, From Ho Chi Minh, Vietnam.

Created on Apr 8th 2021 11:20. Viewed 286 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.