Articles

Kiến thức về bộ đồ thờ cúng từ A-Z

by Gốm sứ Bảo Khánh Gốm sứ Bảo Khánh - Bát Tràng

Đối với mỗi gia đình Việt Nam, phong tục thờ cúng tổ tiên đã được kế thừa và phát triển từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về đồ thờ nói chung và các bộ đồ thờ cúng nói riêng. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và tổng hợp thông tin để bạn tham khảo.

https://www.youtube.com/watch?v=w5tn6IMaPTQ

1.Đồ thờ cúng là gì?

Đồ thờ cúng là từ chỉ các vật phẩm sử dụng tại các nơi thờ cúng tại nhà, chùa, đình, miếu, mộ… Vốn được hiểu đơn giản là những vật phẩm được bày biện trên ban thờ, các gia đình có thể lựa chọn các bộ khác nhau tùy thuộc nhu cầu.

Trong gia đình, gia chủ thường lựa chọn các bộ đồ thờ cúng tại nhà để thờ cúng tổ tiên. Còn các bộ đồ thờ khác do đặc thù nên ít phổ biến hơn và kích cỡ cũng có sự khác biệt.

Những đồ gốm sứ không thể thiếu trong gia đình

Đừng nhầm lễ Vu Lan với ngày xá tội vong nhân

Mỗi gia đình Việt đều không thể thiếu bàn thờ để thờ cúng gia tiên

2.Ý nghĩa của đồ thờ cúng

Tại Việt Nam và nhiều nước Á Đông khác, thờ cúng trở thành một phong tục truyền thống đẹp được thực hiện từ hàng ngàn năm qua. Cho dù cuộc sống có nhiều đổi thay, việc thờ cúng, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên vẫn luôn được duy trì.

Bất chấp nhiều người không hiểu hết giá trị và ý nghĩa của việc thờ cúng và cho rằng thờ cúng là mê tín. Ai đã hiểu thì đều nhận thấy việc thờ cúng vô cùng ý nghĩa và nhân văn

2.1Báo ân và ghi nhớ công đức

Trước hết và cũng mang ý nghĩa lớn nhất của thờ cúng chính là tri ân, thể hiện sự báo đáp, ghi nhớ công đức của tổ tiên, Thần Phật.

Không có ông bà tổ tiên thì không có con cháu bây giờ. Bên cạnh đó, ân đức của ông bà cũng tạo phúc cho con cháu đời sau được hưởng. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp cần gìn giữ.

2.2Giáo dục con cháu

Tại nhiều gia đình chỉ có bàn thờ gia tiên. Thờ cúng không nhằm mục đích cúng đồ ăn thức uống cho người đã khuất mà mục đích chính là để giáo dục con cháu trong gia đình.

Khi con cháu nhìn vào ban thờ gia tiên thì sẽ nhớ đến công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong tâm tưởng. Nhờ vậy, mỗi khi thắp nén nhang và khấn vái là 1 lần con cháu nhớ lại những lời giáo huấn của tổ tiên, nhớ ơn và thực hiện theo những lời giáo huấn đó.

2.3Tôn vinh giá trị nhân văn

Bên cạnh đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trên ban thờ gia tiên, mối quan hệ nhân văn Thầy – Trò cũng được thể hiện rõ ràng trên bàn thờ Phật.

Người Việt Nam luôn hướng đến chất nhân văn trong chân – thiện – mỹ là những điều mà Phật vẫn răn dạy. Mỗi lần thắp nén nhang, tụng kinh, niệm Phật, con người lại nhớ đến những lời răn dạy này và trong tâm tưởng sẽ thầm nhắc nhở bản thân làm theo điều này.

2.4Hướng đến những điều tốt đẹp nhất

Những lời khấn không phải là sự phó thác hoàn toàn của người khấn vào may mắn, tổ tiên hay Thần Phật mà chỉ đơn giản là thể hiện điều mong ước.

Qua mâm cơm cúng, sự chú tâm trong bày biện, con cháu thể hiện mong muốn một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, và cũng tự nhắc bản thân ngày càng cố gắng hơn nữa, tu tâm dưỡng tính, chăm chỉ làm việc để đạt được những điều đó.

2.5Khẳng định lòng thành, nhân cách và trí tuệ

Mỗi hành động và mỗi đồ thờ cúng trong phòng thờ đều có ý nghĩa đặc biệt:

Khi thắp nhang, hành động cắm cây hương thường cắm thẳng đứng. Điều này biểu thị cho sự trung thực, ngay thẳng và chính trực. Khói hương lan tỏa thể hiện lòng thành và tiếng thơm về hành động đẹp lan tỏa khắp nơi.

Cốc nước, chén rượu trong vắt thể hiện sự thanh thịnh, trong sạch. Gia chủ đem tất cả những gì sạch sẽ, trong sáng, thanh tịnh nhất để dâng lên tổ tiên, Thần Phật.

Đèn dầu hoặc nến biểu thị cho ánh sáng trí tuệ của Phật, trí tuệ của tổ tiên truyền lại cho con cháu. Đồng thời, tổ tiên và Thần Phật cũng lấy trí tuệ đó soi sáng cho cuộc đời.

Trong số đồ cúng, không thể thiếu hoa quả, biểu thị cho nhân – quả. Điều này cũng nhắc nhở con cháu sống có đạo đức, làm việc thiện thì sẽ ở hiền gặp lành, đạt được những thành quả tốt.

Xem ngay:

Văn hóa thờ cúng thông qua sử dụng bát hương Bát Tràng

Ý nghĩa đèn dầu thờ cúng trong phong tục thờ của người Việt

Ý nghĩa tâm linh bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng

Phong tục thờ cúng tổ tiên – Nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa tâm linh người Việt

https://www.youtube.com/watch?v=gOzfTdF8YGA&t=2s

3.Đồ thờ có những loại nào?

Phân loại theo chất liệu, đồ thờ được chia thành: đồ thờ bằng đồng, đồ thờ bằng sứ, đồ thờ bằng gỗ, đồ thờ bằng nhựa, đồ thờ lưu ly, đồ thờ bằng pha lê, thủy tinh… Ngày nay, có ngày càng nhiều chất liệu được sử dụng để làm đồ thờ nhưng được ưa chuộng nhất là đồ thờ bằng đồng và đồ thờ bằng gốm sứ, đặc biệt là đồ thờ bằng gốm sứ cao cấp từ các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng.

Phân loại theo công dụng, đồ thờ có những vật dụng sau:

3.1Bát hương

Bát hương là vật phẩm quan trọng nhất trong mỗi bộ đồ thờ và cũng là đại diện tiêu biểu cho văn hóa thờ cúng của người Việt Nam.

Bát hương còn được coi là ngôi nhà vô hình, nơi trú ngụ của tổ tiên và các đấng tâm linh nên cần được lựa chọn kỹ lưỡng.

Ai cũng biết trong nghi lễ cúng bái, gia chủ (hoặc chủ lễ) sẽ thắp hương và cắm vào bát hương. Những nén hương sẽ thể hiện tấm lòng thành kính hiếu thảo với tổ tiên cùng lời khấn cầu xin những điều tốt đẹp nhất.

Cách chọn mua bát hương và những điều cần biết

Bát hương trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt

Hướng dẫn đặt bát hương đúng cách trên ban thờ gia tiên

Bát nhang đầy cản lộc – Gia chủ có nên rút tỉa chân nhang?

Cách tỉa chân nhang bát hương Thần Tài chuẩn tránh hao tài tán lộc

Bát hương nên bỏ gì để tụ nhiều linh khí?

Ý nghĩa bát hương hoa sen trong văn hóa thờ cúng Việt

Tổng hợp 6 mẫu bát hương sứ chuẩn Bát Tràng của Gốm sứ Bảo Khánh

Bát hương là gì và những điều cần biết để tránh đại kỵ

Bát hương gia tiên đặt làm sao để tránh mạo phạm

Ý nghĩa bốc bát hương trong văn hóa thờ cúng người Việt

Địa chỉ mua bát hương bằng gốm sứ giá rẻ nhất Hà Nội

Có nên mua bát hương gốm Bát Tràng thờ gia tiên?

Ý nghĩa bát hương trên ban thờ trong văn hóa Việt

Ý nghĩa kích thước bát hương kèm hướng dẫn chọn hợp lý

Bát Hương Quả Lựu vẽ Rồng

Bát hương Quả Lựu vẽ sen men lam cổ Bát Tràng

Bát hương men lam vẽ vàng

Bát Hương men rạn đắp nổi hoa sen

Bát Hương men rạn đắp nổi rồng

Bát hương men lam cổ Bát Tràng

Bát hương men trắng giả nổi

3.2Ống hương

Ống hương là vật phẩm hình trị dài, chuyên dùng để đựng nhang trên ban thờ.

Bên cạnh tác dụng giúp ban thờ trông sạch sẽ, ngăn nắp hơn, đồ vật này có ý nghĩa lớn trong tâm linh thờ cúng khi bảo quản những nén hương, tương tự với việc lưu giữ và gửi gắm lòng thành đến tổ tiên và Thần Phật.

Ống hương men trắng giả nổi

Ống hương men lam cổ Bát Tràng

Ống hương men lam vẽ vàng

Ống hương men rạn đắp nổi hoa sen

Ống hương men rạn đắp nổi rồng

Ống hương miệng loe men rạn đắp nổi Đào Thọ

3.3Bộ bát cúng cơm

Bộ bát cúng cơm được dùng để dâng đồ ăn, cơm trắng trong dịp lễ tết hoặc các dịp lễ cúng bái khác.

Ai cũng hiểu ý nghĩa đặc biệt của hạt gạo trong nông nghiệp và nền văn minh lúa nước, hạt gạo ra đời gắn với truyền thuyết cao đẹp về sự từ bi và đức độ của Thần Phật với con người. Với người dân Việt Nam, dù là người còn sống hay đã khuất, hạt gạo vì thế mà cũng trở nên vô cùng đặc biệt.

Trong nghi lễ cúng bái, bát cơm dù vơi hay đầy cũng không thể thiếu. Sử dụng bát cúng cơm để đựng những hạt ngọc trời cũng trở nên quan trọng. Người còn sống sẽ chia sẻ những gì tốt đẹp nhất với người thân và dâng lên thần linh, đấng tối cao những gì quý giá nhất.

Bát thờ men rạn đắp nổi rồng

Bát thờ men rạn đắp hoa sen

Bát thờ men rạn đắp nổi cuốn thư

3.4Lọ cắm hoa

Tren ban thờ thường có 1-2 bình cắm hoa (lọ cắm hoa) được dùng để cắm hoa tương trong ngày lễ Tết và các dịp cúng khác. Thông thường các ban thờ nhỏ sẽ có 1 lọ hoa, các ban thờ lớn hơn sẽ có từ 2 lọ hoa trở lên.

Lọ hoa có ý nghĩa đặc biệt, là lòng thành mà gia chủ muốn dâng lên tổ tiên và thần phật những điều đẹp đẽ nhất mà họ có.

Lọ hoa miệng lượn men lam vẽ vàng

Lọ huệ men rạn đắp nổi hoa sen

Lọ huệ men rạn đắp nổi công đào

Lọ hoa miệng lượn sóng men rạn đắp nổi rồng

3.5Mâm bồng

Mâm bồng là vật phẩm thờ cúng thường dùng để hoa quả, tiền vàng trên ban thờ, kết cấu gốm 2 phần: phần đĩa và phần chân đế nên còn được gọi là đĩa chân cao.

Tùy thuộc kích thước ban thờ mà gia chủ có thể lựa chọn 1, 2 hay 3 mâm bồng và kích thước mâm bồng lớn hay nhỏ cũng tùy vào nhu cầu của gia chủ.

Sử dụng mâm bồng, người ta thường dùng để đỡ các thứ: hoa quả, tiền vàng mã,… dành cho người đã khuất để bày tỏ tấm lòng thành kính, luôn ghi nhớ tổ tiên, cội nguồn.

Cách bày mâm bồng đẹp theo từng vùng miền Bắc Trung Nam

Ý nghĩa của mâm bồng trong văn hóa thờ cúng

Gia chủ đã biết mâm bồng để trước hay sau bát hương?

Cách để mâm bồng trên bàn thờ gia tiên đúng chuẩn phong thủy

Cách bày mâm bồng ngày Tết để cả năm may mắn

Mâm bồng men lam cổ Bát Tràng

Đĩa mâm bồng men trắng giả nổi

Mâm bồng men rạn đắp nổi hoa sen

Mâm bồng men rạn đắp nổi rồng phi 32

Mâm bồng men lam vẽ vàng

3.6Kỷ chén

Các loại kỷ chén được sử dụng để dâng nước hoặc rượu trên ban thờ. Bộ kỷ chén góp phần khiến lễ cúng trở nên trang trọng hơn, thể hiện lòng thành kính của gia chủ.

Tùy vào bộ kỷ chén mà có ý nghĩa khác nhau:

- Kỷ 3 chén: 3 chén tượng trưng cho sự thành tâm dâng rượu/ nước đến 3 ngôi: thần linh, gia tiên và bà cô ông mãnh.

- Kỷ 5 chén: sử dụng để dâng rượu/ nước đến 3 ngôi: thần linh, gia tiên và bà cô ông mãnh. Trong đó, 3 chén giữa dùng để dâng thần linh, 2 chén 2 bên dùng để dâng lần lượt cho gia tiên và bà cô ông mãnh.

Kỷ 5 ngai men lam vẽ vàng

Kỷ 5 ngai men rạn đắp nổi cuốn thư

Kỷ 3 ngai men rạn đắp nổi hoa sen

Kỷ 3 ngai men rạn đắp nổi

Bộ kỷ 5 thẳng men rạn đắp nổi

Bộ kỷ chén thờ 5 cong men rạn đắp nổi

Kỷ ngai 5 chén thờ men trắng giả nổi

3.7Đèn thờ

Đèn thờ trên ban thờ có thể sử dụng đèn điện hoặc đèn dầu. Hướng đến tính truyền thống, đèn dầu thờ được sử dụng nhiều hơn. Đèn được sử dụng theo cặp trên ban thờ, tạo sự ấm cúng cho buổi lễ hoặc thể hiện ý nghĩa soi sáng đường lối cho con cháu.

Ngoài ra, chiếc đèn dầu còn có công dụng lớn trong đốt hương, vàng mã và thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên và thần linh trong dịp đặc biệt.

Trong thờ cúng tổ tiên nên dùng đèn dầu hay đèn điện?

Đèn dầu ba chân men rạn

Đèn đĩa chân đồng men lam vẽ Sơn Thủy

Đèn dầu men lam vẽ Trúc Lâm Thất Hiền

Đèn dầu men rạn vẽ phong cảnh

Đèn dầu men lam vẽ Sơn Thủy

Đèn dầu men lam vẽ Trúc Lâm Thất Hiền

Đèn dầu men lam vẽ Trúc Lâm Thất Hiền

Đèn dầu men lam vẽ phong cảnh

Đèn dầu men lam vẽ Sơn Thủy

Đèn dầu men rạn vẽ phong cảnh

Đèn dầu men rạn vẽ rồng

Đèn dầu men rạn vẽ chữ Nho

Đèn dầu men rạn vẽ chữ Nho

Đèn dầu men rạn vẽ phong cảnh

Đèn dầu men lam vẽ Sơn Thủy

Đèn dầu men rạn

Đèn dầu men rạn (Đèn đĩa)

Đèn dầu men rạn vẽ rồng

Đèn dầu men rạn vẽ phong cảnh


Sponsor Ads


About Gốm sứ Bảo Khánh Advanced   Gốm sứ Bảo Khánh - Bát Tràng

30 connections, 0 recommendations, 178 honor points.
Joined APSense since, September 22nd, 2020, From Hanoi, Vietnam.

Created on Jan 14th 2021 22:23. Viewed 376 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.