Articles

Các chỉ số cần quan tâm trong quảng cáo Google Ads

by Hoang Gh Digital

Chắc hẳn việc khó khăn ban đầu mà bất cứ ai khi mới bắt đầu chạy quảng cáo Google, đó chính là đọc số liệu, hiểu được & phân tích nhằm tối ưu camp để tăng hiệu quả cho quảng cáo.

Việc tự học và lên được 1 chiến dịch quảng cáo thì ai cũng đều sẽ làm được, còn việc tiêu tiền có hiệu quả hay không lại nằm ở những chỉ số quan trọng này.

Cùng HoangGH tìm hiểu các chỉ số quan trọng trong quảng cáo Google Ads mà những người dù mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm cũng phải đặc biệt chú ý qua bài viết sau.

Chỉ số quảng cáo Google là gì?

Đây là một nhóm các con số, kết quả mà Google đo lường được dựa trên hoạt động của chiến dịch (the performance of the campaign)

Nhờ những chỉ số quảng cáo này, các marketers hay advertisers có thể xem xét, tùy chỉnh và tối ưu lại chiến dịch sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc hiểu về các chỉ số quảng cáo Google sẽ giúp chiến dịch của bạn đi đúng hướng hơn, hạn chế tình trạng lãng phí ngân sách.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu 3 loại chỉ số:

  • Các chỉ số cơ bản

  • Các chỉ số chuyển đổi

  • Các chỉ số Google Analytics

>> Tham khảo: Hướng dẫn đo lường hiệu quả quảng cáo Google Ads

Các chỉ số cơ bản

Click

Đây là chỉ số cho biết lượng người nhấp vào quảng cáo Google Ads của bạn. Nhấp chuột được tính ngay cả khi người đó không tiếp cận được trang web của bạn. Hoặc nếu trang web của bạn tạm thời không có sẵn.

Số click giúp bạn hiểu mức độ hấp dẫn của quảng cáo đối với người xem. Có thể xem việc tăng nhấp chuột là tăng khách hàng tiếp cận được. Chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và quyết định đến sự thành công quảng cáo.

CTR (Click through rate: tỷ lệ nhấp)

Nếu như click là chỉ số tính theo số lượng nhấp vào mẫu quảng cáo thì CTR sẽ đo lường tần suất những người click vào quảng cáo của bạn sau khi họ nhìn thấy

Tính bằng công thức sau: (số lần click/số lần hiển thị) x 100

Ví dụ: Nếu mẫu quảng cáo của bạn có 1 lượt nhấp trên 1000 lượt hiển thị thì CTR sẽ là 0.1%.

Cũng như Click thì CTR càng cao chứng tỏ quảng cáo của bạn càng thu hút nhiều sự quan tâm của người tìm kiếm

CPC (Cost per click: giá mỗi lượt nhấp)

CPC sẽ cho biết bạn đang phải trả cho bao nhiêu tiền cho một lượt nhấp vào từ khóa tìm kiếm, sẽ có 2 dạng CPC trong Google Ads mà bạn cần biết:

  • CPC tối đa: đây là số tiền mà bạn đã đấu thầu để trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo.

  • CPC trung bình: là số tiền bạn đã trả cho quảng cáo chia cho tổng số lượt nhấp vào quảng cáo.

Việc đặt CPC cao hay thấp là tùy vào mục đích chiến dịch, nếu bạn đấu thầu càng cao thì cơ hội hiển thị khi người tìm kiếm thực hiện hành vi là rất cao và số tiền bạn bỏ ra là khá lớn, nếu tỉ lệ chuyển đổi cho ra quá thấp bạn nên tối ưu lại giá cpc.

Quality Score (điểm tối ưu hóa)

Quality Score là điểm ước tính mức độ hiệu quả của tài khoản Google Ads của bạn, mức điểm cao nhất là 100. Nếu đạt số điểm này, quảng cáo của bạn đang được Google đánh giá tốt.

Google Ads tính điểm tối ưu hóa trong thời gian thực, dựa trên số liệu thống kê, các tùy chọn cài đặt, trạng thái của tài khoản và chiến dịch, mức độ tác động của các nội dung đề xuất và lịch sử đề xuất gần đây.

Trong quá trình tối ưu quality score, Google sẽ đưa ra những đề xuất để giúp bạn cải thiện nó tốt hơn.

Số lượt hiển thị (Impression)

Đây là chỉ số cho biết tần suất quảng cáo của bạn được hiển thị. Hiển thị được tính mỗi khi quảng cáo được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trang web khác trên mạng Google. Trong một số trường hợp, chỉ một phần quảng cáo của bạn có thể được hiển thị.

Ví dụ: trong Google Maps, có thể chỉ hiển thị tên và vị trí doanh nghiệp hoặc chỉ tên doanh nghiệp bạn. Và dòng đầu tiên của văn bản quảng cáo của bạn được hiển thị. Số lần hiển thị cũng được dùng để tính tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Ngoài ra lượt hiển thị quyết định phần lớn hiệu quả chiến dịch nếu mục tiêu là nâng cao nhận diện thương hiệu.

Các chỉ số chuyển đổi

Conversion (chuyển đổi)

Chuyển đổi xảy ra khi người nào đó nhấp vào quảng cáo của bạn. Sau đó thực hiện hành động mà bạn đã xác định là có giá trị cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, mua hàng trực tuyến hoặc gọi đến doanh nghiệp của bạn từ điện thoại di động.

Tùy thuộc vào mục đích khi quảng cáo, chuyển đổi có thể là các giá trị khác nhau. Ví dụ như số đơn đặt hàng qua Web, số người gọi điện thoại, số người điền vào Form đăng kí… Nếu mục tiêu chiến dịch của bạn là bán hàng thì đây là chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi.

Tỷ lệ chi phí/chuyển đổi phản ảnh số tiền bạn phải bỏ ra trong Google Ads để đạt một chuyển đổi. Con số này càng thấp thì chiến dịch của bạn càng thành công.

Để khai báo chuyển đổi của landing page cho Google Ads, bạn phải cài đặt Google Tag Manager (GTM), chèn một đoạn code của GTM vào landing page.

>> Tham khảo: Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết GTM

Conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi)

Đây là số lượt chuyển đổi trung bình cho mỗi hành động với mẫu quảng cáo của bạn, được hiển thị dưới dạng %.

Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng cách lấy số lượt chuyển đổi/số lượt click.

Ví dụ: Nếu bạn có 1 chuyển đổi từ 100 lượt click vào quảng cáo thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 1%

Bạn có thể sử dụng công cụ theo dõi chuyển đổi có trên Google Ads để đo được tỷ lệ chuyển đổi, từ đó sẽ có được quyết định chính xác hơn về chiến dịch quảng cáo, cải thiện hiệu quả mang lại.

Chỉ số Google Analytics

Ngoài những chỉ số trên Google Ads thì bạn nên tracking cả những chỉ số có trên Google Analytics.

Thời gian trên trang (time on site)

Chỉ số cho biết thời gian người dùng ở lại trên trang của bạn. Chỉ số càng cao nghĩa là nội dung quảng cáo của bạn thu hút được sự quan tâm của người tìm kiếm và ngược lại, nếu chỉ số quá thấp bạn nên xem xét tối ưu lại content và landing page.

Tỷ lệ thoát trang (bounce rate)

Đây là phần trăm số phiên truy cập được tính dựa trên thời gian người dùng ở lại trên trang.

Nghĩa là khi người dùng truy cập vào trang của bạn nhưng họ lại thoát ra vì một lý do nào đó thay vì ở lại xem tiếp những nội dung trên trang

Ví dụ: bounce rate là 80%. Điều này nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, chỉ có 30 lượt xem thêm nội dung khác, còn lại 80 lượt là rời đi.

Tỷ lệ thoát trang (exit rate)

Đây là phần trăm số người thoát hẳn ra website của bạn, kết thúc một phiên truy cập.

Con số này càng cao thì website càng dễ bị Google đánh giá thấp, ảnh hưởng đến hoạt động SEO web lên top nếu mục đích chạy quảng cáo Google của bạn là để tăng traffic hỗ trợ SEO.

Số phiên (session)

Phiên trong Google Analytics có ý nghĩa tương tự như một phiên chợ. Đó là khoảng thời gian từ lúc người dùng bắt đầu vào website cho đến lúc họ thoát ra ngoài được coi là kết thúc một phiên. Trong một phiên có thể có nhiều hành động xảy ra như xem video, xem ảnh, xem các bài viết, ấn like… được gọi là sự tương tác.

Phiên là chỉ số quan trọng xuất hiện ở tất cả các báo cáo. Số lượng phiên nhiều tức là đang có nhiều traffic truy cập vào website. Trong việc đánh giá hiệu quả chiến dịch Google Ads, chỉ số Phiên gần như là chỉ số đầu tiên bạn nhìn vào để đánh giá số lượng người đã vào website.

>> Tham khảo

Kết luận

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về các chỉ số quan trọng trong quảng cáo Google.

Nắm vững những chỉ số này thì bạn mới đọc hiểu được campaign của mình, biết được nó đang perform tốt hay không,….để từ đó đưa ra được những phương án tối ưu

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: https://hoanggh.com/cac-chi-so-can-quan-tam-trong-quang-cao-google-ads/


Sponsor Ads


About Hoang Gh Advanced   Digital

15 connections, 0 recommendations, 112 honor points.
Joined APSense since, July 29th, 2021, From Hanoi, Vietnam.

Created on Apr 5th 2022 04:27. Viewed 179 times.

Comments

No comment, be the first to comment.
Please sign in before you comment.